SỨC KHỎE » Chăm con

'Vén màn sự thật' về việc trẻ khóc ở các độ tuổi khác nhau, 2 bí quyết giải quyết tình trạng quấy khóc của trẻ nhỏ, hiệu quả tức thì

Thứ năm, 12/08/2021 22:06

Việc trẻ quấy khóc là vấn đề mà các bậc cha mẹ thường gặp phải. Vậy trẻ khóc do nguyên nhân nào và cách khắc phục ra sao? Hãy tìm hiểu những thông tin thú vị dưới đây nhé.

Lý do khiến nhiều bậc cha mẹ cảm thấy lo lắng và sợ hãi về tiếng khóc của con mình là trong tiềm thức của họ, họ đã quen với việc khóc là nguyên nhân của một việc đau đớn, sợ hãi nào đó, nghĩ rằng con mình khóc có nghĩa là con đang xảy ra chuyện gì. Trên thực tế, tiếng khóc ở mỗi độ tuổi khác nhau của trẻ lại mang những ý nghĩa khác nhau, chúng ta cùng tìm hiểu lý do trẻ khóc theo từng độ tuổi nhé.

Trẻ trong vòng 3 tháng tuổi

Tiếng khóc ở mỗi độ tuổi khác nhau của trẻ lại mang những ý nghĩa khác nhau (Ảnh minh họa)

Một số chuyên gia cho rằng do trẻ sơ sinh rất nhạy cảm với thế giới bên ngoài, đặc biệt là khi tắm và thay tã nên thỉnh thoảng trẻ sẽ khóc. Đối với trẻ sơ sinh, chỉ cần trẻ không có các triệu chứng như ốm, sốt, khóc có nghĩa là trẻ đang phải "vận động" nhiều hơn, đây là một phương pháp “tập thể dục” độc đáo dành cho trẻ sơ sinh.

Các bà mẹ nên dịu dàng hơn khi tắm cho trẻ và thay tã, để tạo cho trẻ cảm giác an toàn hơn, nhờ đó trẻ sẽ bớt quấy khóc một cách tự nhiên.

Trẻ từ 3 đến 6 tháng tuổi

(Ảnh minh họa)

Bé muốn bày tỏ nhu cầu ngày càng nhiều nhưng lúc này không thể diễn tả thành lời nên chỉ có thể bày tỏ nhu cầu bằng tiếng khóc. Ví dụ, trẻ sẽ dùng tiếng khóc để thể hiện nhu cầu của mình như muốn bú hoặc muốn mẹ ôm, hoặc trẻ thích khóc, đặc biệt là khi cảm thấy khó chịu, sợ hãi, cáu kỉnh sau khi bị quấy rầy hoặc bị ốm.

Trẻ từ 6 tháng đến 1 tuổi

Trẻ bắt đầu bước vào giai đoạn học ngôn ngữ, cha mẹ phải tìm cách giúp trẻ diễn đạt chính xác, giảm quấy khóc để thu hút sự chú ý của cha mẹ. Ví dụ, nói chuyện với bé càng nhiều càng tốt, bằng cử chỉ và biểu cảm khi bạn nói; hỏi bé nhiều hơn bằng các câu hỏi dễ hiểu... Điều này sẽ giúp hướng dẫn bé học cách sử dụng ngôn ngữ cơ thể, thể hiện nhu cầu của bản thân. Thông qua sự hướng dẫn kiên nhẫn như vậy, em bé sẽ từ từ sử dụng các từ và cách diễn đạt để thể hiện chính xác nhu cầu và mong muốn của mình thay vì quấy khóc.

Trẻ từ 1 tuổi đến 3 tuổi

Hầu hết các em đã bắt đầu bước vào giai đoạn hình thành ý thức tự giác, một số em chưa được hướng dẫn đúng cách rất hay nói “không” với bố mẹ bằng nhiều cách khác nhau trong đó có khóc lóc. Đứng trước tình huống này, trước hết phải điều chỉnh tâm lý của chúng ta, duy trì sự kiên nhẫn cần thiết, sử dụng cảm xúc tốt của chính bạn để hóa giải cảm xúc xấu của trẻ. Đồng thời thiết lập ý thức về quy tắc cho trẻ. Những đứa trẻ có ý thức về quy tắc sẽ không dễ dàng thể hiện cảm xúc của mình bằng cách khóc.

Hai bí quyết giải quyết tình trạng quấy khóc của trẻ nhỏ

Cải thiện kỹ năng ngôn ngữ của trẻ là điều kiện tiên quyết quan trọng để trẻ giảm quấy khóc

(Ảnh minh họa)

Trên thực tế, ngoài vấn đề về tính cách, trẻ quấy khóc đa phần là do khả năng ngôn ngữ của trẻ chưa phát triển tốt, khiến trẻ chưa quen với việc sử dụng ngôn ngữ để thể hiện suy nghĩ và nhu cầu của mình. Có thể thấy, nâng cao khả năng ngôn ngữ của trẻ là tiền đề quan trọng để giảm thiểu tình trạng quấy khóc của trẻ.

Từ đó, chúng ta sẽ thấy rằng nếu sự sẵn sàng, khả năng và thói quen sử dụng ngôn ngữ của trẻ trước 3 tuổi không được cha mẹ đào tạo bài bản và củng cố thì cảm xúc của trẻ sẽ dễ dao động, trẻ sẽ có xu hướng trút giận bằng cách khóc. Khi bước vào nhà trẻ, các em sẽ khó hòa nhập tập thể vì ngại nói và sống quá nội tâm.

Vì vậy, là cha mẹ, chúng ta phải rèn luyện cho trẻ các kỹ năng ngôn ngữ, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xã hội trong tương lai thì đây mới là cách chính xác để đối phó và xử lý tình trạng quấy khóc ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Hướng dẫn trẻ hình thành thói quen bày tỏ ý kiến ​​hoặc yêu cầu bằng phương thức “nói”

(Ảnh minh họa)

Cha mẹ phải thay đổi cách phản ứng với tiếng khóc của con mình. Trẻ khóc là một trong những cách để trút bỏ cảm xúc, lúc này cha mẹ nên phản ứng lý trí, đừng mất kiên nhẫn vì trẻ quấy khóc. Cách đối phó đúng trước hết cần xoa dịu để trẻ nín khóc, để trẻ mạnh dạn nói lý do tại sao mình khóc, sau đó xử lý ngay và nghiêm túc yêu cầu trẻ phải diễn tả các yêu cầu của mình, bằng bất cứ hình thức nào, miễn là con bạn có thể diễn đạt bằng lời.

Ngược lại, một khi trẻ đã quen "khóc" để đòi hỏi cha mẹ, cha mẹ không thể vô cớ cáu giận, hãy chờ trẻ để bình tĩnh lại, bởi vì nóng giận sẽ là gửi tín hiệu sai cho trẻ, cho trẻ thấy rằng mình khóc có "tác dụng". Vì vậy, cha mẹ nên thay đổi cách làm sai lầm này và tập trung hướng dẫn con hình thành thói quen sử dụng cách “nói” để đưa ra những đòi hỏi của bản thân. Khi trẻ có thói quen dùng cách “nói” để thể hiện các yêu cầu và như vậy, trẻ sẽ không còn dùng “khóc” để gây ra những rắc rối không đáng có nữa.

Nguyễn Giang (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)
Tin nổi bật
Tin cùng chuyên mục
Tin Video
Tin mới