SỨC KHỎE » Chăm con

Vì sao sự vắng mặt của cha mẹ là 'nỗi đau' trong cuộc đời con khi lớn lên?

Thứ bảy, 09/09/2023 06:56

Công dạy dỗ của cha mẹ ghi dấu ấn đậm nét lên cuộc đời của con, trong đó quyết định luôn cả sự thành đạt sau này của trẻ.

Ngày nay, vì mưu sinh cuộc sống, cơm áo gạo tiền nên nhiều trẻ em sinh ra trong gia đình mà cha mẹ “có cũng như không”. Những bậc cha mẹ này không quan tâm và cũng không đồng hành trong quá trình những đứa con khôn lớn. Mọi thứ liên quan đến con từ chuyện ăn học, ngủ nghỉ đều do người giúp việc hoặc ông bà đảm nhận. Nghiên cứu cho thấy sự vắng mặt thường xuyên của cha mẹ trong gia đình và hành trình lớn lên của những đứa con sẽ gây ra nhiều tác hại cho trẻ.

Vì sao sự vắng mặt của cha mẹ là ''nỗi đau'' trong cuộc đời con khi lớn lên? (Ảnh minh họa)

Việc xa con quá thường xuyên sẽ khiến con cái thiếu sự hỗ trợ của cha mẹ, sự quan tâm, chăm sóc. Ngoài ra, thế hệ ông bà lại quá nuông chiều cháu dẫn tới trẻ sẽ thiếu kỷ luật, dẫn đến những sai lầm trong cuộc sống, thậm chí không thể quay đầu được lại.

Những đứa trẻ bị “bỏ rơi” đã bỏ lỡ những cơ hội phát triển và tận hưởng sự tuyệt vời của tuổi trẻ. Con đường trưởng thành, học tập của trẻ cũng đã bị tước đi rất nhiều những quyền lợi khi thiếu đi sự đồng hành của cha mẹ.

(Ảnh minh họa)

Không có sự đồng hành của cha mẹ, đứa trẻ sẽ càng cô đơn hơn. Đứa trẻ nào cũng mong được cha mẹ chiều chuộng, nhưng ngày nay áp lực cuộc sống ngày càng lớn, cha mẹ thường đi làm sớm về muộn, bỏ mặc con cái một mình. Không được chăm sóc, trẻ ngày càng thiếu đi kinh nghiệm xã hội, thiếu đi sự ủng hộ của cha mẹ… tất cả những điều này rất dễ khiến trẻ lạc lối trong cuộc sống. Khi gặp phải khó khăn, bế tắc, đứa trẻ không có ai để trò chuyện, chia sẻ, điều này dẫn đến trái tim rất cô đơn và cả con người sẽ luôn ở trong trạng thái chán nản.

(Ảnh minh họa)

Không có sự đồng hành của cha mẹ, trẻ sẽ trở nên kém tự tin hơn. Mỗi khi có giờ học ngoại khóa ở trường, các học sinh khác đều có sự quan tâm của cha mẹ còn bản thân mình thì không. Những cảm xúc tiêu cực này ngày càng tích tụ, các em sẽ ngày càng mặc cảm và thiếu tự tin vào bản thân. Cách này cũng sẽ ảnh hưởng đến kết quả học tập của các em, đó là lý do tại sao nhiều trẻ em bị bỏ lại sau khi tốt nghiệp cấp 3, trẻ thường sẽ chọn cách đi làm chứ không hề muốn tiếp tục học lên đại học. Việc không có sự quan tâm, yêu thương của người lớn, điều này cũng phủ bóng đen lên tương lai của nhiều trẻ em.

(Ảnh minh họa)

Không có sự đồng hành của cha mẹ, trẻ em không được giám sát hiệu quả. Gia đình rất quan trọng đối với sự trưởng thành của một đứa trẻ. Trong một gia đình tốt, con cái có thể lớn nhanh và đạt được những kết quả tốt. Ngược lại, trong một gia đình tồi, con cái dễ thoái hóa và học một số thói quen xấu.

Hạ Tú (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)
Tin nổi bật
Tin cùng chuyên mục
Tin Video
Tin mới