SỨC KHỎE » Chăm con

Viêm amidan ở trẻ em thường xuyên tái phát, cha mẹ nên làm gì?

Thứ ba, 31/05/2022 06:42

Viêm amidan là bệnh thường gặp ở tất cả mọi người, nhưng phổ biến nhất vẫn là ở trẻ nhỏ, đặc biệt trẻ từ 3 tuổi trở lên. Bệnh thường xảy ra vào lúc giao mùa và thời tiết lạnh, khi mắc viêm amidan sẽ ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe của trẻ và có thể gây ra biến chứng nguy hiểm.

Viêm amidan khá phổ biến đối với trẻ nhỏ

Amidan nằm ở phía sau của cổ họng, với chức năng chính là ngăn chặn sự tấn công của các loại virus, vi khuẩn đối với cơ thể. Mặt khác amidan còn có chức năng tiết ra các kháng thể tự nhiên chống lại sự nhiễm khuẩn. Do một nguyên nhân nào đó mà amidan không thể kháng lại được sự tấn công của các loại virus, vi khuẩn, làm cho amidan bị sưng lên và viêm.

Nguyên nhân gây viêm amidan ở trẻ

Trẻ em bị viêm amidan thường có liên quan tới những nguyên nhân sau:

Hệ miễn dịch kém, cơ địa dị ứng là nguyên nhân gây viêm amidan phổ biến nhất ở trẻ. Khi hệ thống miễn dịch không ổn định hoặc kém sẽ dễ bị vi khuẩn, virus tấn công qua hầu họng và gây viêm amidan.

Nhiễm virus: virus sởi, virus ho gà, virus cúm…

Nhiễm vi khuẩn tụ cầu, liên cầu tan huyết nhóm A,…

Sinh sống và tiếp xúc trong môi trường nhiều khói bụi, chất hóa học.

Ảnh hưởng bởi nhiệt độ quá lạnh cũng dễ khiến vùng amidan bị sưng viêm.

Mắc các bệnh đường miệng, hô hấp như: sâu răng, viêm họng, viêm lợi, viêm xoang… Đây là yếu tố gây nguy cơ cao bị viêm amidan hơn so với trẻ bình thường.

Cách xử lý viêm amidan ở trẻ cha mẹ nên biết

Dùng nước muối pha loãng hoặc nước muối sinh lý cho trẻ súc miệng hàng ngày: có tác dụng sát khuẩn, làm sạch, loại bỏ vi khuẩn, virus gây bệnh và từ đó điều trị khỏi viêm amidan.

Cho trẻ ăn uống đủ chất, tăng cường bổ sung Vitamin C để tăng sức đề kháng.

Không cho trẻ ăn uống thực phẩm lạnh vì có thể gây viêm amidan nặng hơn.

Nếu trẻ có nguy cơ bị viêm amidan nặng hoặc mạn tính, nhất là trường hợp bệnh tái phát nhiều lần. Khi đó, bác sĩ thường xem xét gợi ý cho trẻ cắt bỏ amidan khi cơ quan này đã bị viêm nặng, mất chức năng để ngăn ngừa biến chứng xảy ra.

Nguyễn Giang (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)
Tin nổi bật
Tin cùng chuyên mục
Tin Video
Tin mới