SỨC KHỎE » Chăm sóc sức khỏe

10 công dụng chữa bệnh không ngờ của rau đay

Thứ năm, 03/07/2014 09:28

Rau đay là loại rau được dùng phổ biến trong mùa hè. Ngoài công dụng là một món canh ngon, mát trong những ngày nóng nực, rau đay còn là vị thuốc chữa một số bệnh thông thường.

Nghiên cứu phân tích thành phần hóa học cho thấy, trong rau đay có Ca 498mg%, P 93mg%, Fe 3,8mg%, K 650mg%, acid ôxalic 870mg%, vitamin B1 0,24mg%, vitamine B2 0,76mg%, vitamin C 168mg%, vitamin A 7,940 đơn vị, vitamin E 141. Trong hạt của quả rau đay có chứa nhiều glycoside khác nhau, nhưng chủ yếu là corchorosid và olitorisid. Theo Đông y, rau đay có vị cay, tính lạnh, không độc, có công dụng giải nhiệt, nhuận tràng, tiêu đàm, cảm nắng,...

1. Chữa trúng nắng: Lấy một nắm rau đay tươi, rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt cho bệnh nhân uống, còn bã đắp vào hai bên thái dương, lấy băng vải buộc lại để hút hết nóng độc ra ngoài sẽ khỏi bệnh. Cũng có thể lấy 10 - 20g hạt rau đay, sắc lên lấy nước cho bệnh nhân uống nóng, mồ hôi sẽ toát ra hết nóng độc. 2. Giải nhiệt mùa hè: Mùa hè  nấu canh cua, rau đay ăn với cơm hằng ngày có tác dụng bồi dưỡng cơ thể, tăng cường canxi và giải nhiệt. Hoặc nấu canh cua rau đay phối hợp với mướp, mồng tơi, khoai sọ theo công thức: Cua đồng 500g, rau đay 100g, rau mồng tơi 50g, khoai sọ 2 củ, tất cả đều rửa sạch, thái nhỏ, nấu canh ăn với cơm  trong 3 - 5 ngày liền sẽ có tác dụng giải nhiệt, nhuận tràng, chữa táo bón.

3. Chữa hen suyễn: Dùng hạt rau đay sắc lấy nước hơi đặc, uống chặn cơn hen suyễn có kết quả tốt. Hoặc dùng hạt rau đay 12g, giã nát (sao), xơ mướp 20g, cắt nhỏ (sao). Đem hai thứ sắc lấy nước chia làm hai lần uống trong ngày. 4. Nhuận tràng, chữa táo bón: - Lấy 20g lá rau đay sắc lên lấy nước uống làm 2 - 3 lần trong ngày. Uống 5 - 7 ngày. - Rau đay, rau mồng tơi, lượng bằng nhau, nấu canh ăn ngày 1 lần trong 5-7 ngày. - Rau đay, rau mồng tơi, rau lang, rau má, mỗi thứ 50g, nấu canh ăn ngày 1 lần trong 5 -7 ngày. 5. Chữa phụ nữ sau sinh ít sữa: Tuần đầu tiên sau sinh mỗi ngày ăn từ 150 - 200g rau đay nấu canh vào các bữa ăn chính. Các tuần sau mỗi tuần ăn 2 lần, mỗi lần ăn từ 200 - 250g rau đay sữa ra đều và rất tốt.  6. Chữa bí tiểu tiện: Dùng hai nắm rau đay cho vào ấm nấu lên lấy nước uống nhiều lần trong ngày, mỗi lần một chén sẽ có tác dụng tiêu nhiệt, lợi tiểu. Trong 100g rau đay có 91,4g nước, 2,8g protit, 3,2g gluxit, 1,5g xenlulo, 1,1g tro, cung cấp được 25kcal.

7. Chữa tràn dịch màng phổi: Lấy hạt rau đay 8g, ý dĩ 16g, tỳ giải 12g, mộc thông 12g, huyền sâm 12g, thổ phục linh 12g, bách bộ 12g, hạt bìm bìm biếc 8g, rễ cỏ tranh 8g, hạt mã đề 8g. Sắc uống ngày 1 thang chia 2 - 3 lần. 8. Chữa phù thũng: Hạt rau đay mỗi ngày từ 15 - 20g sắc lấy nước uống nóng, rồi đắp chăn cho vã mồ hôi sẽ thấy người nhẹ nhõm, phù giảm nhanh. 9. Chữa phù thũng cổ trướng: Hạt rau đay 12g (sao), vỏ rễ dâu 24g (tẩm mật ong sao), trần bì lâu năm 12g, gừng sống 3 lát. Tất cả sắc lấy nước uống, chia 2 lần trong ngày. 10. Chữa rắn cắn: Lấy ngọn rau đay với ngọn chuối tiêu, dây kim cang mỗi thứ một nắm, rửa sạch vẩy ráo nước, giã nhỏ vắt lấy nước cốt cho uống, còn bã đắp vào chỗ rắn cắn (chỉ sử dụng khi không có điều kiện đi viện kịp thời, nhưng cần đặt ga-rô trên chi bị rắn cắn, hoặc bầu giác hút chất độc. Nhìn chung cần thực hiện ở cơ sở y tế địa phương là tốt nhất).

hn.megafun.vn