Việc nạp thêm rau củ quả vào chế độ ăn hàng ngày là rất cần thiết. Nhưng ăn gì tốt? Nhất là đối với người già thì có thể tham khảo những thực phẩm bổ khí, bổ huyết dưới đây.
Đầu tiên, cần hiểu bổ huyết tức là có bổ âm. Thuốc bổ huyết chữa các bệnh chứng: Thiếu máu, mất máu. Suy nhược cơ thể: hồi hộp, mất ngủ, ăn kém.
Nạp thêm những thực phẩm này hàng ngày giúp bổ huyết.
Những thực phẩm giúp bổ huyết như:
Thịt đỏ: Các loại thịt đỏ như lợn, cừu, bò,… rất giàu huyết sắc tố. Chẳng hạn như thịt bò, hàm lượng sắt là 3,3mg/100g, rất phù hợp cho sức khỏe con người. Nhưng với người lớn cũng không nên vượt quá 75g mỗi ngày.
Huyết động vật: Có giá rẻ bèo, bán nhiều ngoài chợ nhưng có nhiều công dụng. Hàm lượng sắt trong tiết lợn đạt 8,7mg/100g, tỷ lệ hấp thụ sắt trong máu rất cao, tỷ lệ sử dụng của cơ thể cao nên có thể dùng làm thuốc bổ máu cao cấp. Nhưng đừng ăn tiết canh mà cần đun chín kỹ.
Gan động vật: Gan động vật không chỉ chứa hàm lượng sắt cao mà còn có tỷ lệ hấp thu trên 30% nên không chỉ người trung niên, người già ăn được mà trẻ nhỏ cũng có thể ăn được.
Quả nhãn: Có tác dụng dưỡng tim và làm dịu thần kinh, giúp dưỡng âm bổ huyết. Loại quả này thích hợp hơn để làm thuốc bổ cho những phụ nữ gầy, ốm yếu hay hồi hộp, mất ngủ, sắc da xỉn màu,…
Rau củ quả tươi: Trong trái cây và rau tươi có chứa nhiều vitamin C và axit folic, có thể giúp chuyển hóa và hấp thụ sắt. Axit folic trong các loại rau củ, quả có thể ngăn ngừa bệnh thiếu máu ác tính và càng có lợi cho quá trình tổng hợp huyết sắc tố.
Bổ khí có tác dụng tăng cường chức năng hoạt động của các cơ quan, tạng phủ trong cơ thể. Theo đông y, khí của tỳ và phế là 2 nguồn khí cơ bản quan trọng nhất của cơ thể, do đó thuốc bổ khí chủ yếu bổ 2 tạng này.
Những thực phẩm giúp bổ khí như:
Cây hẹ: Ăn hẹ sống còn giúp bổ gan thận, ấm đầu gối, tăng cường dương đạo. Hẹ sống có tính cay hưng, thông huyết, trong khi hẹ nấu chín có vị ngọt, dưỡng trung.
Khoai lang: Khoai lang có tác dụng bổ thận khí, bổ tỳ ích vị, trị tiêu chảy kiết lỵ, giảm đờm tiết nước bọt, dưỡng ẩm da. Vì khoai giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa nên có thể dùng làm thức ăn trong thời gian dài, dùng cho người ốm lâu ngày, người gầy yếu, mới ốm dậy cần bồi bổ, tỳ vị hư nhược.
Khoai tây: Có tác dụng dưỡng trung, bổ khí, điều hòa dạ dày, điều hòa trung vị, cường tỳ, giảm phù nề, tăng cường thể chất.
Nấm hương: Nấm hương có thể mang lại lợi ích cho dạ dày và ruột, giải đờm và điều hòa khí.
Hạt dẻ: Các axit béo không bão hòa đa, vitamin, khoáng chất và chất xơ có trong hạt dẻ có thể giúp giảm nguy cơ tăng huyết áp, đột quỵ và bệnh tim mạch vành.
- Tag
- rau củ
- rau củ tốt
- sức khỏe