Sử dụng các loại thảo mộc có thể điều trị được nhiều bệnh khác nhau như bỏng, đau dạ dày, đầy hơi, viêm thanh quản, mất ngủ hoặc vẩy nến. Nhưng chú ý rằng bạn không nên sử dụng các bài thuốc này nếu đang dùng thuốc theo đơn của bác sĩ. Hãy đến gặp bác sĩ trước để tham khảo ý kiến, tránh những trường hợp nguy hiểm không mong muốn.
1. Cây bạc hà
Đây là một thảo dược rất phổ biến. Trà bạc hà được làm từ lá và có tác hỗ trợ tiêu hóa, điều trị đau bụng và cảm.
Tinh dầu bạc hà rất phổ biến và nó có tác dụng giảm đau bụng trong thời kì kinh nguyệt. Ngoài ra dầu bạc hà còn giúp giảm ho, viêm xoang, hen xuyễn và viêm thanh quản. Nó cũng là một chất lợi tiểu nhẹ.
2. Hoa cúc tím
Cúc tím có nguồn gốc từ Mỹ. Gốc hoa cúc tím được sử dụng để hỗ trợ cho hệ thống miễn dịch, tránh nhiếm trùng.
Tinh dầu hoa cúc tím được sử dụng để điều trị bệnh viêm loét dạ dày, cúm và viêm amidan. Ngoài ra chúng còn có tác dụng điều trị ngộ độc, đau nhức và buồn nôn.
3. Tỏi
Tỏi có thể sử dụng bằng cách nấu ăn hàng ngày hoặc dùng như là thuốc. Nó có chứa các chất có thể hỗ trợ hệ thống miễn dịch. Nếu uống nước ép tỏi thường xuyên sẽ giúp bạn khỏi ho và cảm lạnh, chống viêm xoang.
Nó còn có tác dụng trong việc chống ung thư, đặc biệt là ung thư dạ dày.
4. Cây lô hội
Đây là một loại cây mọng nước nhiệt đới có chứa một loại gel được chiết xuất từ lá. Nó có tác dụng điều gì bỏng và loét da, chống nấm và vi khuẩn.
Sử dụng làm nước súc miệng hàng ngày sẽ giúp điều trị sâu răng.
5. Hoa cúc trắng nhỏ
Lá hoa cúc được ăn tươi để làm giảm bệnh đau nửa đầu. Ngoài ra nó còn giúp làm giảm đau bụng kinh, nhưng nó có thể gây buồn nôn. Đặc biệt không nên sử dụng cho phụ nữ đang mang thai.
6. Hoa cúc vạn thọ
Chúng có tác dụng rất lớn trong y học nhưng đặc biệt điều trị bệnh liên quan đến da và mắt.
Sử dụng như trà có thể làm giảm đau bụng kinh, hoặc súc miệng để giảm bớt đau họng. Có thể ăn những lá hoa này với cơm hoặc sa lát.
7. Gừng
Gốc và rể của chúng được sử dụng để chiết xuất tinh dầu. Ngoài ra có thể ăn tươi, sử dụng trong cuộc sống hằng ngày để ngăn ngừa buồn nôn, đau dạ dày.
Nó còn có tác dụng giảm đau nhưng không nên sử dụng với những người bị sỏi thận.
8. Hoa kim sa
Hoa này là một loại hoa vàng mọc trên núi, chúng được sử dụng để làm giảm sốc và đau đớn trong trường hợp bị tai nạn. Thuốc mỡ hoa kim sa có thể bôi lên trực tiếp vùng bị thâm tím, nhưng không nên bôi lên những vùng da bị loét vì có thể nó sẽ gây thêm viêm nhiễm.
9. Cây phỉ
Được sử dụng như cồn hoặc một loại kem, nó được dùng để điều trị những vết bầm tím, mụn nhọt hoặc trĩ.
10. Hoa Cúc la mã
Trà hoa cúc la mã này giúp điều trị chứng mất ngủ. Tinh dầu có thể làm dịu hệ thần kinh. Ngoài ra nó còn hỗ trợ hệ tiêu hóa, điều trị các vấn đề về kinh nguyệt như đau bụng, nóng tính.
11. Cây chè
Nó là một chất mạnh mẽ trong việc khử trùng, làm sạch vết thương. Nó còn có đặc tính kháng khuẩn, virus cũng như loại bỏ kí sinh trùng.
Điều trị các vấn đề về da như mụn trứng cá, viêm da, nấm.
12. Hoa oải hương
Chúng được sát thẳng vào vết cắn, đốt hoặc bỏng để sát trùng. Một vài giọt tinh dầu hoa oải hương có thể giúp giấc ngủ sâu, hoặc chống côn trùng tự nhiên.
Những bông hoa được uống như thảo dược và giúp giảm căng thẳng.