Vì thế, nếu bạn thật sự không muốn lìa xa cõi đời này quá sớm, thì hãy chấm dứt ngay những thói quen phía dưới:
1. Ngồi làm việc quá lâu
Ngồi làm việc trong thời gian dài mà không có sự vận động giải lao giữa giờ cũng là lý do gây rối loạn trao đổi chất. Theo các chuyên gia sức khỏe, thói quen ngồi một chỗ và tập trung vào một công việc trong một thời gian dài có thể làm tăng huyết áp của bạn (tăng huyết áp tâm thu gần 7% và huyết áp tâm trương 2%).
2. Bỏ bữa sáng
Không ăn sáng sẽ gây cảm giác khó chịu trong bụng mỗi chúng ta. Nếu không ăn sáng kéo dài dễ gây nên bệnh mãn tính như: viêm dạ dày, thiếu máu, cơ thể không đủ chất dinh dưỡng, mau lão hóa.
3. Vệ sinh răng miệng sai thời điểm thường xuyên
Việc chải răng sai thời điểm (đặc biệt là trong vòng 20 phút sau bữa ăn) sẽ đẩy axit thấm sâu hơn vào răng, làm mòn men và ngà răng nhanh hơn so với quá trình tự nhiên.
4. Để lẫn các thực phẩm với nhau
Một số người đi chợ bỏ cả bánh mì, bánh bao và các đồ điểm tâm vào giỏ để lộn với rau, cá, thịt sống đem về nhà. Chúng sẽ lây nhiễm đan xen giữa thức ăn sống và chín gây ra các bệnh truyền nhiễm đường ruột như viêm gan, kiết lỵ...
5. Uống bia, rượu nhiều
Uống bia rượu nhiều không chỉ làm cơ thể bị mất nước, mệt mỏi và đau đầu, mà còn làm suy yếu hệ miễn dịch. Bạn nên hạn chế sử dụng các loại thức uống này để duy trì sự khỏe mạnh cho cơ thể.
6. Là "bạn thân" của giầy cao gót
Mặt trái của giày gót quá cao làm cho bàn chân và ngón chân chịu tải trọng quá mức, cơ thể nghiêng về phía trước, phần ngực và lưng ưỡn về phía sau làm tổn thương dây chằng cơ lưng, dễ sinh ra lệch ngón chân, sai lệch khớp cổ chân.
7. Bẻ cổ
Bẻ cổ kêu cái “rắc” có thể tạo cảm giác tốt cho bạn, nhưng việc lặp đi lặp lại hành động này sẽ khiến những dây chằng xung quanh cổ trở nên cơ động quá mức và dễ bị thương hơn. Ngoài ra, hành động bẻ cổ gây hao mòn khớp xương và dẫn đến bệnh viêm khớp qua thời gian. Trong những trường hợp hiếm hoi, bẻ cổ có thể kích hoạt một cơn đột quỵ.
8. Cắn móng tay
Sẽ không phải là chuyện lớn khi bạn cắn móng tay khi xem phim kinh dị, nhưng nếu nó trở thành thói quen thường xuyên, nó có thể gây tổn hại cả móng tay lẫn vùng da xung quanh chúng. Vi trùng từ miệng bạn được chuyển sang da tay và ngược lại. Vi khuẩn dưới móng có thể “di cư” sang miệng, gây nhiễm trùng nướu và cổ họng.
9. Nặn trứng cá không đúng cách
Sờ vào mặt thường xuyên hoặc nặn mụn trứng cá khiến da tích tụ chất bẩn và hủy hoại dần tầng biểu bì trên cùng của da, tăng nguy cơ gây mụn. Bên cạnh đó, những vết xước do cậy mụn sẽ khó phục hồi và để lại tổn thương vĩnh viễn.
10. Thủng màng nhĩ vì ngoáy tai
Màng nhĩ có chức năng rung để dẫn truyền âm thanh và bảo vệ tai giữa khỏi nhiễm trùng. Màng nhĩ rất mỏng, do vậy rất dễ bị thủng, có thể do nhiễm trùng như viêm tai giữa hoặc chấn thương vì ngoáy tai không đúng cách.
Tuy nhiên màng nhĩ cũng c&opcute; khả năng tự lành, nếu thủng do nhiễm trùng thì sau khi điều trị hết nhiễm trùng màng nhĩ sẽ tự lành lại sau vài tuần, nếu thủng do chấn thương, lỗ thủng rộng, thời gian lành lại sẽ lâu hơn, thường có thể sau 6-8 tuần. Quan trọng nhất là cần gìn giữ vệ sinh sạch sẽ, tránh nhiễm trùng trong giai đoạn này, đây là điều kiện cần và đủ để màng nhĩ lành sớm.
11. Liếm hoặc cắn môi
Việc liếm môi lúc căng thẳng khiến chúng bị “phơi nhiễm” các enzyme tiêu hóa. Những enzyme này gặm mòn da, gây viêm da và viêm môi, khiến chúng khô và nứt nẻ. Cắn môi khi căng thẳng có thể dẫn đến sự hình thành các bướu thịt cần phải tiến hành phẫu thuật để cắt bỏ.
12. Mặc áo chip quá chật
Một cuộc khảo sát cho thấy hơn 70% phụ nữ mặc áo ngực không đúng kích cỡ. Nhiều nghiên cứu cho thấy tình trạng trên kéo dài có thể làm bạn đau lưng, cổ, tức ngực, khó thở, biến dạng tư thế, kích ứng da, lưu thông máu huyết…