Uống nước trà
Trà giúp tươi tỉnh và giàu chất chống ô xy hóa có thể làm cho bạn trẻ. Tuy nhiên, bệnh nhân tiểu đường phải uống trà không đường. Nếu không uống được, bạn có thể thêm một ít đường dành cho bệnh nhân tiểu đường. Để tránh nạp thêm calo, bạn cần uống trà với sữa tách kem.
Nước lọc
Nước lọc không cung cấp calo, chất béo và carbohydrate. Nước sẽ không ảnh hưởng đến trọng lượng và hàm lượng đường trong máu. Tuy nhiên, uống quá nhiều nước có thể dẫn đến ngộ độc nước. Bạn nên bổ sung nước với các loại chất làm ngọt tự nhiên như mật ong và cũng có thể uống nước chanh.
Nước rau tươi
Những người bị đường huyết rất kị những đồ ăn, đồ uống có đường vì sẽ làm lượng đường trong máu tăng cao nhưng khi sử dụng những đồ uống được chiết xuất từ rau quả tươi như dưa chuột, cà chua, mướp đắng, khoai lang tím… thì vô cùng tốt. Cụ thể, cách làm một số loại như sau:
– Nước bí đỏ: Lấy 100g bí đỏ gọt vỏ, thái hạt lựu rồi cho vào nồi hấp cách thủy, đến khi chín dùng thìa dầm nhuyễn ra, dùng khăn vải màn sạch lọc qua, sau đó thêm chút nước ấm vào cho loãng bớt là có được cốc nước bí đỏ màu sắc đẹp mắt rồi.
– Nước chanh: Trong chanh có chứa chất chống oxy hóa có lợi cho sức khỏe của huyết quản, mùa xuân những khi mệt mỏi người gia nên uống một cốc nước chanh có thể thoải mái cơ thể, chống căng huyết quản, hạ thấp huyết áp, đây là một lựa chon không tồi. Nước chanh còn có thể giúp người già tiêu hóa được những thức ăn có dầu mỡ đã đưa vào cơ thể.
– Nước cà rốt: Lấy 1-2 củ cà rốt, rửa sạch, thái hạt lựu, hấp cách thủy, sau khi chín dùng thìa dầm nhuyễn rồi dùng khăn vải màn sạch lọc qua, thêm lượng nước ấm vừa đủ để làm loãng nước cà rốt đặc. Cũng có thể dùng máy ép hoa quả trực tiếp ép sống là được.
– Nước sơn tra: Lấy vài quả sơn tra rửa sạch, bỏ hạt, cho vào máy ép hoa quả ép thành nước dạng sền sệt, thêm chút nước ấm vào là uống được.
Những đồ uống kể trên đều rất đơn giản để thực hiện, bạn hãy thực hiện và uống hàng ngày nhé!