SỨC KHỎE » Chăm sóc sức khỏe

3 tình trạng này ở bàn chân chứng tỏ lượng đường trong máu của bạn đã vượt quá tiêu chuẩn, hãy kiểm soát đường huyết kịp thời

Thứ ba, 04/01/2022 21:49

Tiểu đường là căn bệnh rối loạn chuyển hóa mạn tính. Khi mắc bệnh, cơ thể sẽ không thể hoặc tiết ra rất ít insulin để hấp thu glucose trong máu. Đó là lý do mà lượng đường trong máu cao hơn mức bình thường.

Sự xuất hiện của bệnh tiểu đường chủ yếu liên quan đến thói quen ăn uống và sinh hoạt không tốt của chính người bệnh. Nếu không được can thiệp y tế hiệu quả tiểu đường có thể gây ra các biến chứng như tai biến mạch máu, đau hệ thống thần kinh...

Để kịp thời ngăn ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường, khi thấy 3 tình trạng này ở bàn chân thì bạn nên đi khám kịp thời.

Vết thương khó lành

3 tình trạng này ở bàn chân chứng tỏ lượng đường trong máu của bạn đã vượt quá tiêu chuẩn (Ảnh minh họa)

Thông thường, nếu có vết thương ở chân, nó sẽ tự khỏi sau một thời gian điều trị. Tuy nhiên, nếu vết thương không lành hoặc khó lành thì lúc này cần hết sức chú ý bởi điều đó đồng nghĩa với việc mạch máu ở bàn chân bị tắc nghẽn, khiến máu lưu thông chậm hoặc hệ thần kinh bàn chân bị tổn thương.

Tình trạng này cũng có thể cho bạn biết rằng lượng đường trong máu trong cơ thể quá cao, cần đi khám và điều trị kịp thời.

Ngón chân đen

Màu sắc của ngón chân thường là màu hồng, đối với những người mắc bệnh tiểu đường hoặc lượng đường trong máu cao thì màu sắc của ngón chân sẽ thay đổi, phần lớn ngón chân của bệnh nhân có màu đen, có mùi khó chịu. Nếu xảy ra tình trạng như vậy có nghĩa là động mạch bàn chân đã thay đổi, có thể do động mạch bị hẹp lại do lượng đường trong máu tăng cao, ngoài việc ngón chân chuyển màu đen thì trên bàn chân cũng xuất hiện các tổn thương khác.

Đau nhức chân

Những người mắc bệnh tiểu đường thì các mạch máu sẽ hoạt động không được thuận lợi, cho nên nếu đi bộ một đoạn dài bạn sẽ cảm giác rất đau ở vùng chân. Khi đó, dừng lại nghỉ một chút lại thấy đỡ. Tình trạng này được gọi là chân khập khiễng do tiểu đường gây ra.

Nếu bệnh nặng hơn nữa, các mạch máu sẽ bị tắc nghẽn nhiều hơn. Đây chính là giai đoạn tiến triển thêm một mức nặng hơn, tạo thành giai đoạn "nghỉ ngơi cũng đau". Tức là bạn không đi lại, chân vẫn đau đến mức cảm thấy rõ ràng, thậm chí sẽ đau suốt đêm khiến bạn mất ngủ.

Nguyễn Giang (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)
Tin nổi bật
Tin cùng chuyên mục
Tin Video
Tin mới