Cả 4 anh em trong một nhà đều mắc bệnh ung thư gan
Mới đây, ông Lưu Đại Bá, 65 tuổi, sống tại thành phố Ninh Ba, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc đã tìm đến Bệnh viện thành phố Ninh Ba để thăm khám sau nửa tháng cảm thấy đau bụng dữ dội. Bác sĩ Vương Hải Kỳ, trưởng khoa phẫu thuật gan mật của bệnh viện đã kiểm tra và chẩn đoán ông Lưu mắc bệnh ung thư gan.
Sau đó, bệnh nhân Lưu đã phải trải qua ca phẫu thuật theo phương pháp nội soi. Mặc dù ca phẫu thuật vô cùng thành công nhưng bác sĩ yêu cầu ông phải tiến hành hóa trị và khó để tiên lượng bệnh nhân này có thể sống thêm bao lâu, 5 năm hay 10 năm.
Mặc dù ca phẫu thuật vô cùng thành công nhưng bác sĩ yêu cầu ông phải tiến hành hóa trị và khó để tiên lượng bệnh nhân này có thể sống thêm bao lâu, 5 năm hay 10 năm. (Hình minh họa)
Trong một lần hỏi về lịch sử y tế, bác sĩ Vương đã vô cùng bất ngờ khi ông Lưu kể lại mình đã bị viêm gan B suốt 20 năm trời, 3 người anh em khác của ông cũng mắc căn bệnh này suốt nhiều năm. 10 năm qua, bệnh tình của 3 người họ đã chuyển biến thành ung thư rồi lần lượt qua đời.
Dù vậy, ông Lưu chưa bao giờ nghĩ căn bệnh viêm gan B của mình là trầm trọng. Ông chưa từng đến viện theo dõi hay điều trị suốt bao nhiêu năm qua. Cho đến khi đau bụng, ông mới vô tình biết được mình đã bị ung thư gan giai đoạn cuối.
Có thể thấy, chính sự chủ quan trước căn bệnh viêm gan B đã khiến cho ông Vương và anh em của mình phải đối mặt với "án tử" ung thư. Đây cũng là bài học cảnh tỉnh cho tất cả mọi người tưởng bệnh nhẹ mà không chữa, không quan tâm đến sức khỏe của bản thân đến khi phát bệnh thì đã quá muộn. Theo bác sĩ Vương, thường các bệnh nhân mắc bệnh về gan khi có triệu chứng đau rõ ràng thì đã bị xơ gan hay ung thư gan, lúc này đã bỏ qua "cơ hội vàng" điều trị sớm.
Các bác sĩ cho rằng, gan là một trong những cơ quan quan trọng của cơ thể con người, nó chịu trách nhiệm loại bỏ độc tố, chuyển hóa protein và phân hủy. Tuy nhiên, có rất nhiều thói quen sống gây hại cho gan trong cuộc sống như: nghiện rượu, hút thuốc, thức đêm nhiều…
Để bảo vệ gan, cách tốt nhất đó là đi tầm soát bệnh gan định kỳ, làm các xét nghiệm và điều trị sớm, dứt điểm để phòng ngừa virus viêm gan phát triển.
Vì sao nên thực hiện tầm soát bệnh gan
Không giống các cơ quan khác của cơ thể, gan được gọi là "cơ quan cơ thể bị câm" vì không gây cảm giác đau nếu gặp rắc rối. Nếu không được tầm soát bệnh gan, căn bệnh này sẽ tiến triển âm thầm mà không có cảnh báo, đến khi phát hiện ra bệnh thường là rất nan giải. Việc tầm soát định kỳ giúp phát hiện sớm để theo dõi, có hướng điều trị đúng, nhằm hạn chế và ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Việc tầm soát định kỳ giúp phát hiện sớm để theo dõi, có hướng điều trị đúng, nhằm hạn chế và ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Gan thường bị tổn thương bởi nhiều nguyên nhân thường gặp trong cuộc sống hàng ngày như:
- Uống rượu, bia, hút thuốc lá.
- Bệnh truyền nhiễm do virus viêm gan, vi khuẩn, ký sinh trùng.
- Độc tố ô nhiễm môi trường (thực phẩm, dung môi, hóa chất...).
- Bệnh đái tháo đường.
- Mất cân bằng dinh dưỡng (quá dư hoặc quá suy kiệt năng lượng).
- Rối loạn chuyển hóa bẩm sinh.
Những ai nên tầm soát bệnh gan định kỳ?
- Người có tiền sử gia đình mắc các bệnh về gan, đặc biệt xơ gan, ung thư gan.
- Người mắc bệnh viêm gan B, viêm gan C mãn tính nên tầm soát ung thư gan định kỳ.
- Người thường xuyên uống rượu, bia, hút thuốc lá.
- Người mắc bệnh tiểu đường và thừa cân, béo phì.
- Người gặp stress, căng thẳng kéo dài.