1. Gan heo
Nhiều người thích ăn gan heo, đây được xem là món khai vị rất ngon. Trong gan cũng chứa nhiều vintamin A, có thể bổ sung lượng sắt cần thiết cho cơ thể.
Tuy nhiên, các bác sĩ khuyên rằng, khi ăn gan bạn nên kiểm soát số lượng, đừng nên ăn quá nhiều. Vì gan là cơ quan giải độc, trong trường hợp heo nuôi kém chất lượng thì rõ là không tốt cho sức khỏe nếu ăn nhiều.
Gan heo được các bác sĩ khuyên không nên ăn nhiều, sẽ tăng gánh nặng cho cơ thể
2. Thịt cổ heo
Trên cổ heo thường có một số vết sưng tròn, và hầu hết các vết sưng sẽ chuyển sang màu xám, vàng, đỏ sẫm và kích thước của chúng tương đương với các hạt đậu tương, đây là các hạch bạch huyết.
Hạch bạch huyết là hệ thống phòng thủ của cơ thể, khi heo mắc các bệnh ác tính thì tổn thương ở hạch là rõ ràng nhất, trong hạch có thể có một số lượng lớn vi rút, vi khuẩn, nếu ăn phải những bộ phận này sẽ bị buồn nôn, nôn mửa và các hiện tượng ngộ độc khác. Vì vậy, cần chú ý hơn khi ăn bộ phận này.
3. Phổi heo
Phổi heo nếu ăn thường xuyên được cho là sẽ tăng gánh nặng cho cơ thể, ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cơ thể, thậm chí có thể gây bệnh. Các bác sĩ khuyên, mọi người cần chú ý, nếu thèm chỉ nên ăn một chút, đừng ăn quá nhiều.
4. Óc heo
Nhiều người thích ăn óc heo nhưng hàm lượng cholesterol trong óc heo rất cao. Nếu ăn thường xuyên sẽ có thể gây ra các bệnh tim mạch, như tăng mỡ máu, nhồi máu cơ tim, nhồi máu não. Đối với người lớn tuổi rất dễ mắc bệnh tim mạch, nên kiểm soát khẩu phần ăn và cố gắng không ăn loại thực phẩm này.
Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta phải chú ý đến việc ăn thực phẩm lành lạnh, đầy đủ dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể kết hợp tập thể dục. Với bữa tối nên ăn nhiều rau và hoa quả tươi, ít ăn thịt để tránh tạo gánh nặng cho ruột và dạ dày, ảnh hưởng đến giấc ngủ ban đêm và tăng nguy cơ mất dáng.