SỨC KHỎE » Chăm sóc sức khỏe

45 đến 55 tuổi là “thời kỳ rủi ro cao” của cuộc đời, muốn sống tốt hãy bớt một việc, siêng năng hai việc, lười biếng ba việc trong vòng mười năm

Chủ nhật, 06/03/2022 20:33

Khoảng thời điểm 45-59 tuổi thể lực không còn tốt, đây cũng là lúc các cơ quan dần lão hóa và các bệnh mãn tính tìm đến nhiều hơn. Muốn sống tốt, hãy bớt một việc, siêng năng hai việc, lười biếng ba việc trong vòng mười năm.

Khi bước vào tuổi 45 - 55, gánh nặng trên vai của một người đó chính là gia đình và công việc. Để giải quyết được những mối lo cuộc sống, người ta thường vùi đầu vào công việc, tăng ca, làm thêm làm bớt chỉ mong giảm được gánh nặng.

Hệ lụy kèm theo sau đó chính là thiếu ngủ, kiệt sức, mệt mỏi và stress. Dù sức khỏe lúc này vẫn còn mạnh mẽ, nhưng nếu bạn quyết tâm “vắt cho cạn kiệt”, không lưu tâm đến bồi bổ, chăm sóc thì bạn đang tự kéo mình vào ranh giới giữa khỏe mạnh và bệnh tật.

Để duy trì cơ thể dẻo dai, sức khỏe tốt thì ai cũng nên bớt một việc, siêng năng hai việc, lười biếng ba việc dưới đây:

Bớt nhịn tiểu

Nhiều người có thói quen nhịn tiểu để cố gắng hoàn thành một công việc nào đó nhưng trên thực tế, việc nhịn tiểu rất có hại cho cơ thể. Trong trường hợp bình thường, khi nước tiểu trong bàng quang đến 200 ml sẽ có cảm giác muốn đi tiểu, khi nước tiểu đạt 400 đến 500 ml thì phải đi vệ sinh. Nếu kìm hãm nước tiểu, bàng quang tối đa có thể chứa được 800 ml nước tiểu, khi vượt quá con số này dễ sinh ra bệnh tật.

Nhịn tiểu lâu sẽ đẩy nhanh quá trình suy giảm chức năng bàng quang và tăng khả năng nhiễm trùng hệ tiết niệu. Thậm chí, nước tiểu quá nhiều có thể sẽ gây trào ngược lên bể thận, sẽ làm hỏng chức năng của thận.

Việc nhịn tiểu lâu sẽ khiến một số lượng lớn vi khuẩn tích tụ trong đường tiết niệu từ đó gây nhiễm trùng đường tiết niệu, trường hợp này còn nhiều hơn do niệu đạo của phụ nữ cấu tạo sinh lý ngắn hơn nên dễ bị nhiễm khuẩn.

Hậu quả nghiêm trọng nhất của việc nhịn tiểu là viêm thận, khi bàng quang có quá nhiều áp lực, nước tiểu sẽ chảy ngược về thận, do trong nước tiểu có một số chất thải và chất độc nên rất dễ sinh vi khuẩn và gây viêm thận.

Muốn khỏe mạnh thì phải siêng năng 2 điều này

Uống đủ nước

Nước là nguồn gốc của sự sống, uống nước thường xuyên cũng chính là một cách bồi bổ cho thận. Việc uống quá ít nước có thể gây ra sự tích tụ độc tố trong cơ thể, gây áp lực lên chức năng giải độc của thận. Vì vậy, hãy hình thành thói quen uống đủ nước mỗi ngày.

Một người trưởng thành mỗi ngày nên uống ít nhất 8 cốc nước đun sôi để nguội để đảm bảo sức khỏe, đồng thời ngăn ngừa các bệnh về thận như sỏi thận, suy thận,...

Đảm bảo chất lượng giấc ngủ

Ngủ đủ giấc đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa khí huyết, bồi bổ can thận, đồng thời giúp dưỡng khí, tăng cường sinh lực cho tỳ vị, dạ dày, giúp xương khớp chắc khỏe.

Kết quả nghiên cứu lâm sàng cho thấy nhiều bệnh nhân bị suy thận do thức khuya lâu ngày, mệt mỏi quá độ, thiếu ngủ thường xuyên. Vì vậy, cần hình thành thói quen làm việc và nghỉ ngơi khoa học, điều độ, ngủ sớm dậy sớm để tạo điều kiện cho việc bảo vệ và bồi bổ thận.

Trong một số trường hợp, nhanh không phải lúc nào cũng tốt, có những việc chúng ta nên “lười biếng” một chút.

Nhai chậm khi ăn

Khi ăn, bạn nên nhai chậm, để thức ăn có thể được răng nhai hết thành những hạt tương đối mịn, dễ tiêu hóa và hấp thụ hơn. Ngoài ra, ăn chậm có thể làm cho người ăn có cảm giác no nhanh hơn, tránh ăn quá nhiều vì đói, đồng thời sẽ không làm tổn thương miệng, thực quản và dạ dày do ăn thức ăn quá nóng.

Buổi sáng thức dậy và nằm thư giãn trong 5 phút

Mùa đông là mùa có tỷ lệ mắc các bệnh tim mạch và mạch máu não cao, tỷ lệ mắc bệnh cao nhất vào lúc sáng sớm và khi ngủ dậy, đặc biệt vận động quá mạnh khi vừa ngủ dậy có thể dẫn đến thiếu máu não tức thời và thiếu oxy lên não. Các bác sĩ khuyến cáo mọi người nên “lười biếng” trên giường sau khi thức dậy khoảng 5 phút, để cơ thể có quá trình thích nghi.

Đi tiểu chậm khi bạn nhịn quá lâu

Nhiều người vội vàng vào nhà vệ sinh sau khi nhịn tiểu và cố gắng đi tiểu càng nhanh càng tốt mà không biết rằng điều này dễ làm tăng áp lực trong khoang ngực, thậm chí có người đã bị thiếu máu não và ngất xỉu vì điều này.

Dù nhịn tiểu đến đâu, bạn cũng nên đi tiểu từ từ, không vội vàng, lúc này “lười” một chút sẽ tốt hơn cho sức khỏe.

Nguyễn Giang (Theo Thuơng Hiệu và Pháp Luật)
Tin nổi bật
Tin cùng chuyên mục
Tin Video
Tin mới