Ung thư vú là một trong những bệnh ung thư phổ biến ở nữ giới. Theo Viện Ung thư quốc gia Hoa Kỳ thì cứ 8 người phụ nữ thì lại có 1 người bị chẩn đoán bị ung thư vú. Có nhiều yếu tố nguy cơ khiến phụ nữ bị mắc ung thư vú, trong đó một số là ngoài tầm kiểm soát, chẳng hạn như tiền sử gia đình và di truyền. Một số nguyên nhân khác trong lối sống của người phụ nữ cũng có thể ảnh hưởng đến nguy cơ của họ. Tập thể dục thường xuyên, duy trì một trọng lượng cơ thể khỏe mạnh và tránh hút thuốc lá… có thể giúp làm giảm nguy cơ ung thư vú.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng chế độ ăn uống cũng có thể ảnh hưởng đến nguy cơ bị ung thư vú của phụ nữ. Dưới đây là 5 loại thực phẩm có tác dụng bảo vệ chị em giảm thiểu nguy cơ bị ung thư vú.
1. Trà xanh
Ngược với sữa nhiều chất béo, trà xanh lại có tác dụng tích cực trong tiến triển của bệnh ung thư, các nghiên cứu đã cho thấy điều đó. Lý do chứng tỏ trà xanh trợ giúp tốt cho các bệnh nhân ung thư là nó hạn chế sự tăng trưởng của khối u. Theo nghiên cứu thực nghiệm ở động vật, hóa chất trong trà xanh gọi là polyphenol có thể ức chế loại protein thúc đẩy tăng trưởng tế bào ung thư và phòng ngừa các tế bào ung thư di căn.
2. Thực phẩm giàu Folate và axit folic
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng chế độ ăn giàu folate và acid folic có thể có ích cho bệnh nhân ung thư vú. Một nghiên cứu trên phụ nữ mãn kinh được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng lâm sàng Hoa Kỳ vào tháng 12 năm 2008 cho thấy những người có sự chú trọng bổ sung folate nhiều hơn các chất khác giảm khả năng ung thư vú đến 22% so với những người có lượng folate thấp.
Các nhà nghiên cứu kết luận trong bài viết của mình rằng, folate có thể bảo vệ, đặc biệt là chống lại estrogen (vốn là một trong nhiều nguyên nhân thúc đẩy các loại ung thư vú).
3. Đậu nành
Đậu nành có chứa isoflavone, một loại estrogen thực vật, và có thể làm giảm nguy cơ ung thư vú hoặc nguy cơ tái phát trong những người ung thư sống sót. Đây là kết quả một nghiên cứu được thực hiên khi các nhà nghiên cứu lo lắng liệu sản phẩm đậu nành có thể gây hại cho bệnh nhân ung thư vú. Và kết quả ghi nhận trái ngược với tác dụng của estrogen động vật, estrogen thực vật trong đậu nành lại có tác dụng tích cực.
Trong một nghiên cứu những người bị ung thư vú sống sót sau mãn kinh, những người tiêu thụ nhiều isoflavone đậu nành (khoảng 42,3 mg một ngày) có thể giảm nguy cơ tái phát ung thư vú so với những người không tiêu thụ hoặc tiêu thụ ít hơn 15,2 mg một ngày.
Một nghiên cứu được trình bày trong hội nghị được tổ chức bởi Hiệp hội Nghiên cứu Ung thư vào năm 2012 phát hiện ra rằng những phụ nữ ăn một nửa khẩu phần isoflavones đậu nành một ngày giảm nguy cơ phát triển ung thư vú xâm lấn tới 30% so với những phụ nữ hầu như không ăn đậu nành.
Trong một nghiên cứu lớn hơn nhìn gần 10.000 người ung thư vú đã được cứu sống ở Hoa Kỳ và Trung Quốc, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những phụ nữ ăn hơn 10mg isoflavones đậu nành mỗi ngày có tỷ lệ tái phát ung thư thấp hơn so với những người ăn ít hơn số lượng này. Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng lâm sàng vào năm 2012.
4. Dầu cá
Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Y học Anh vào tháng 6 năm 2013 cho thấy kết quả khác nhau khi nói đến những lợi ích sức khỏe của các axit béo omega-3, được tìm thấy trong dầu cá và một số chế phẩm khác. Nghiên cứu cho thấy rằng những phụ nữ tiêu thụ một lượng lớn các loại axit béo omega -3, hoặc do ăn cá hoặc uống bổ sung dầu cá, có nguy cơ phát triển ung thư vú thấp hơn 14 % so với những người không bổ sung.
Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Y học Anh vào tháng 6 năm 2013. Lượng omega-3 cần thiết để đạt được giảm nguy cơ này tương đương với một hoặc hai phần ăn dầu cá (như cá hồi, cá trích hoặc cá mòi) hàng tuần.
5. Hướng dương và hạt bí ngô
Những loại hạt này cũng chứa lượng lớn các hợp chất giống như estrogen thực vật, vì vậy cũng có tác dụng tích cực tới bệnh ung thư vú giống như estrogen trong đậu nành. Một nghiên cứu thực hiện trên gần 3.000 bệnh nhân ung thư vú và 5.000 phụ nữ không mắc bệnh cho thấy, khi ăn nhiều các loại hạt, cũng như đậu nành, giúp họ giảm nguy cơ ung thư vú sau khi mãn kinh. Nghiên cứu được đăng trên tạp chí Dinh dưỡng và Ung thư Hoa Kỳ vào năm 2012.