1. Bệnh Alzheimer
Tình trạng uống ít nước kéo dài sẽ có nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ, bởi cơ thể chúng ta cần được cung cấp đủ nước cần thiết để đi khắp cơ thể.
Nếu lượng nước quá ít sẽ khiến tim không thể bơm đủ máu lên não và đây chính là nguyên nhân gây chứng mất trí nhớ, đau đầu. Biểu hiện rõ nét là cơ thể mệt mỏi, uể oải, đau nhức đầu dai dẳng và cơ thể thiếu sự linh hoạt.
2. Bệnh trĩ
Một nguyên nhân chính của tiêu hóa kém là do bạn uống nước quá ít. Bởi lúc này, dạ dày không đủ nước để tiêu hóa thức ăn nên dễ gây viêm loét và trào ngược axit. Các nghiên cứu cho thấy nước có thể cân bằng độ pH cho dạ dày và làm giảm các triệu chứng trào ngược axit hiệu quả.
Ngoài ra, thiếu nước còn gây táo bón bởi nước là chất giúp thực phẩm di chuyển qua ruột dễ dàng hơn. Nếu cơ thể bị mất nước, ruột già sẽ tận dụng bất cứ lượng nước nào có thể lấy từ thực phẩm đi qua ruột, từ đó làm nó trở nên quá khô và gây ra táo bón.
3. Đau khớp
Hàm lượng nước trong cơ bắp không đủ có thể gây ra đau, sưng đặc biệt là sau các hoạt động thể chất. Nước cũng giúp hỗ trợ hoạt động của lớp sụn giữa các khớp. Nếu thường xuyên gặp phải các cơn đau cơ bắp thì thiếu nước có thể chính là nguyên nhân.
4. Thận yếu, viêm đường tiết niệu/viêm bàng quang
Nếu đi tiểu rắt và tiểu buốt, bạn có thể đã nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc viêm bàng quang do uống nước quá ít và nhịn tiểu kéo dài.
Ngoài ra, khi cơ thể bị thiếu nước thì hoạt động bơm máu đến thận cũng bị cản trở. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến thận dễ bị hư tổn.
Theo các chuyên gia quan sát lâm sàng và điều tra dịch tễ học, có rất nhiều trường hợp bị sỏi mật, sỏi thận và sỏi các bộ phận thuộc đường tiết niệu có liên quan đến việc uống nước ít hơn bình thường.
5. Béo
Trên thực tế nhiều người không biết rằng mất nước thực sự có thể làm tăng cân. Đã có rất nhiều nghiên cứu khoa học chắc chắn cho điều này.
Đôi khi chúng ta thường nhầm lẫn cảm giác thèm nước và thèm ăn. Khát nước đôi khi làm bạn như bị đói và bạn nghĩ rằng cơ thể mình đang cần ăn.
Thiếu nước, bạn sẽ có cảm giác thèm đường. Mất nước giống như bị đói, bạn có thể để ý, khi tập thể dục trong tình trạng thiếu nước thì glycogen (carb được lưu trữ) sẽ được sử dụng với tốc độ nhanh hơn và làm bạn cảm thấy thèm ăn để bổ sung lượng glycogen.
Đó chính là lý do tại sao việc giữ cơ thể đủ nước quan trọng như việc ăn uống đúng cách để tránh đường và quá nhiều calo.
6. Kinh nguyệt không đều
Kỳ kinh nguyệt của phụ nữ cũng cho thấy phần nào chỉ số sức khỏe có tốt hay không. Nếu bạn thấy kinh nguyệt không đều, màu đen sẫm và thậm chí bị chuột rút trong kỳ kinh nguyệt thì rất có thể đó là nguyên nhân từ việc uống ít nước, bởi khi uống ít nước, cơ thể không đủ để bù kịp lượng nước mất đi trong một khoảng thời gian ngắn.
3 dấu hiệu uống ít nước:
Nếu bạn không chắc chắn liệu mình có uống ít nước hay không thì hãy quan sát ba dấu hiệu sau:
1. Đi tiểu ít hơn 4-7 lần một ngày.
2. Nước tiểu có màu vàng sẫm và thường xuyên như vậy.
3. Nước tiểu có mùi hăng
* Nếu cứ duy trì việc uống nước quá ít, cơ thể bạn sẽ chịu thiệt thòi cả về da như: da sớm chảy xệ, da khô, mắt khô và trông thiếu sức sống. Vì vậy, nếu có bất cứ triệu chứng nào từ việc uống ít nước, bạn nên bổ sung và duy trì uống 1,5 - 2 lít nước/ ngày hoặc từ 6-8 ly mỗi ngày.
Vậy uống nước thế nào là tốt cho sức khỏe?
Tiến sĩ William Roberts, người sáng lập Viện Y học Thế giới đã đưa ra vài lời khuyên sau:
- Không nên uống quá nhiều nước cùng một lúc mà nên uống cách khoảng để cơ thể hấp thụ từ từ sẽ tốt cho sức khỏe hơn.
- Không nên đợi khát mới uống nước, bởi vì khát đã là dấu hiệu báo động cơ thể đang mất nước khá nhiều. Do đó, bạn nên chủ động uống nước vào nhiều thời điểm trong ngày để tốt hơn cho sức khỏe.
- Quan sát nước tiểu để xem lượng nước bạn nạp mỗi ngày là đã đủ liều chưa. Nước tiểu có màu vàng đậm là bạn cần uống thêm nước, ngược lại nước tiểu có màu vàng sáng và trong là bạn đang uống đủ nước mỗi ngày.
Qua đây, chúng ta đã tìm hiểu được các tác hại của việc uống ít nước. Do đó, hãy cố gắng nạp ít nhất 1,5 lít nước mỗi ngày để duy trì sức khỏe ở mức ổn định bạn nhé!