Vì thế, mặc dù trứng gà rất lành và bổ dưỡng, nhưng khi dùng cho các trường hợp sau cần hết sức lưu ý:
1. Người đang cảm sốt
Thành phần chủ yếu của trứng gà gồm có anbumin và ovoglobumin, là protein hoàn toàn, được cơ thể hấp thu 99,7%, sau khi ăn vào sẽ tạo ra nhiệt lượng “siêu hạng”.
Những người bị sốt (nhất là trẻ em) ăn trứng gà sẽ làm cho nhiệt lượng cơ thể tăng lên, không tán phát ra ngoài được, giống như “lửa đổ thêm dầu”, bệnh sốt càng thêm trầm trọng. Vì vậy, khi bị sốt không nên ăn trứng gà, nên uống nhiều nước và pha thêm chút muối, ăn nhiều rau quả tươi, hạn chế ăn những thứ có nhiều protein.
2. Người vừa mới ốm dậy
Khi vừa ốm dậy, người bệnh sức đề kháng yếu không nên ăn trứng tươi, luộc chưa chín hoặc đập vào cháo nóng, nước nóng. Vì trên bề mặt vỏ trứng có nhiều lỗ nhỏ li ti nên không khí và vi khuẩn có thể xâm nhập, thậm chí có thể nhiễm vi khuẩn salmonella trong lòng đỏ trứng.
3. Người bị tiểu đường
Kết quả thể hiện rõ, số bệnh nhân tiểu đường týp 2 (thường xuất hiện ở người trưởng thành) nếu thường xuyên ăn hơn 2 quả trứng mỗi tuần thì bệnh tình sẽ ngày càng tồi tệ và nghiêm trọng hơn.
Mức nguy hiểm đó có thể tăng lên 60% so với mức bình thường ở nam giới trong khi ở phụ nữ là 77%. Tuy nhiên, nếu ăn 1 quả/tuần thì không có ảnh hưởng gì. Chính vì vậy phải bệnh nhân tiểu đường týp 2 phải hạn chế trứng.
Trứng chứa nhiều chất béo omega-3, là nguồn cung cấp vitamin, protein và nhiều dưỡng chất khác có lợi cho sức khỏe và vẻ đẹp nhưng chúng cũng chứa rất nhiều cholesterol và chất béo bão hòa – 2 “thủ phạm” gây kích thích tiểu đường týp 2 nhất.
4. Người bị tiêu chảy
Lúc này, việc chuyển hoá các chất mỡ, đạm (có nhiều trong trứng gà) và đường bị rối loạn, trong khi trứng gà không dễ tiêu. Nếu không để đường ruột nghỉ ngơi, không những bạn làm mất tác dụng bồi bổ mà còn làm cho bệnh nặng thêm.
5. Người bị sỏi mật
Nếu dùng thức ăn có nhiều chất đạm như trứng gà, đường ruột sẽ tiết nhiều chất làm co bóp túi mật, bắt túi mật đang bị bệnh phải làm việc quá tải, gây đau đớn, nôn mửa...
6. Những người mắc bệnh thận
Khi bị viêm thận, chức năng trao đổi chất của cơ thể giảm mạnh, lượng nước tiểu cũng giảm khiến thận không loại bỏ hết các độc tố ra khỏi cơ thể. Ăn trứng có thể làm lượng urê trong cơ thể tăng nhanh, từ đó làm tình trạng viêm thận trở nên trầm trọng, thậm chí là gây nhiễm độc đường tiết niệu. Ngoài ra, bệnh nhân cao huyết áp khi ăn nhiều trứng có thể gây xơ vữa động mạch thận, bệnh lupus ban đỏ hệ thống kết hợp với tổn thương thận và dẫn đến suy thận mạn tính.
7. Người mắc bệnh viêm gan
Thành phần cholesterol và các axit béo có trong lòng đỏ trứng gà sẽ càng làm tăng gánh nặng cho gan, gây cản trở quá trình điều trị và phục hồi gan. Do vậy, khi ăn trứng, bệnh nhân viêm gan không nên ăn phần lòng đỏ.
8. Trẻ nhỏ dưới một tuổi
Có không ít trường hợp trẻ bị dị ứng ngay sau khi ăn trứng gà, đặc biệt đối với trẻ từ sáu tháng tuổi khi bắt đầu ăn dặm. Vì vậy, chỉ nên bổ sung trứng vào khẩu phần ăn khi trẻ đã được hơn một tuổi.