SỨC KHỎE » Chăm sóc sức khỏe

8 lý do tuyệt vời để ăn cà tím

Thứ bảy, 10/09/2016 19:23

Dưới đây là những lợi ích từ cà tím mà bạn có thể tăng cường ăn loại quả này nhiều hơn.

Nhiều nghiên cứu đã gợi ý rằng việc tăng tiêu thụ các thức ăn thực vật như cà tím giảm nguy cơ béo phì và các bệnh gây tử vong chung như: bệnh tiểu đường, bệnh tim và giúp làn da khỏe mạnh, tóc mọc dày và nhanh hơn.

Cà tím

Dưới đây là những lợi ích từ cà tím để giúp bạn hiểu thêm và bổ sung cho sức khỏe:

- Thường xuyên ăn cà tím giúp ngăn ngừa cục máu đông, bởi thành phần Vitamin K cao và bioflavonoids trong cà tím giúp tăng cường các mao mạch.

- Các chất sắt, canxi và các khoáng chất khác trong cà tím cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho nhu cầu của cơ thể.

- Cà tím cũng giúp việc kiểm soát và điều trị bệnh tiểu đường, nhờ các chất xơ cao và hàm lượng carbohydrate hòa tan thấp của cà tím.

- Cà tím có thể làm giảm cholesterol "xấu". Nhưng bạn phải nấu đúng cách để có được những lợi ích này.

- Cà tím chứa một số chất dinh dưỡng phyto thiết yếu nhằm cải thiện tuần hoàn máu và nuôi dưỡng não. Những chất dinh dưỡng được tập trung nhiều ở vỏ của cà tím, do vậy bạn không nên gọt bỏ nó đi.

- Cà tím cung cấp chất xơ, giúp bảo vệ đường tiêu hóa. Trong thực tế, ăn thường xuyên cà tím có thể bảo vệ bạn khỏi bệnh ung thư ruột kết.

- Cà tím là ít calo. Nó không chứa chất béo và hàm lượng chất xơ cao có thể giúp bạn cảm thấy no lâu.

- Cà tím rất giàu bioflavonoids, giúp hỗ trợ việc kiểm soát huyết áp cao và giảm stress.

Dù có nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng cà tím là món ăn cũng nguy hại cho sức khỏe nếu không biết sử dụng đúng cách.

Thịt quả còn chứa nhiều protid, cellulose, đường, chất béo, đặc biệt nhiều loại vitamin như A, B1, B2, B3, B5, B6, B9, C, PP, nhiều khoáng tố vi lượng như Fe, Zn, Ca, P, K, Mg, Mn. Quả cũng có chứa alkaloit solanin như hầu hết các loại cà khác.

Ăn nhiều cà tím dễ bị ngộ độc

Cà tím có một chất gọi là solanine, có tác dụng chống oxy hóa và ức chế tế bào ung thư. Tuy nhiên, cà tím lại có tác dụng kích thích mạnh mẽ lên các trung tâm hô hấp, có tác dụng gây mê, vì thế có thể gây ngộ độc cơ thể khi ăn quá nhiều.

Solanine không hòa tan trong nước đáng kể, vì vậy xào nấu, đun sôi và các phương pháp khác không thể được phá hủy được chất này.

Nhưng một mẹo nhỏ giúp bạn hóa giải, đó là thêm một chút giấm vào quá trình chế biến cà tím, giấm sẽ đóng vai trò giúp đỡ thúc đẩy sự phân hủy của solanine.

Cách tốt nhất để phòng ngừa ngộ độc solanine là kiểm soát lượng ăn vào. Nếu ăn khoảng 250 gram cà tím trong mỗi bữa ăn sẽ không gây ra bất kỳ sự khó chịu nào, vì vậy bạn không cần phải quá lo lắng.

Một thông tin vô cùng quan trọng khác đã được các nhà khoa học Ấn Độ ghi nhận. Đó là cà tím tiềm ẩn tính chất gây dị ứng và bộc phát ở một số người quá mẫn cảm. Cụ thể là hiện tượng ngứa ngoài da và miệng sau khi ăn cà tím.

Nguyên do được xác định là trong cà tím có chứa một loại protein và một số chất chuyển hóa có tác dụng như một loại histamin hàm lượng cao. Tuy nhiên, bạn cũng không cần quá lo lắng vì tác dụng phụ này sẽ được ngăn chặn nếu bạn chú ý nấu chín cà tím trước khi ăn.

Vivian (Theo Giadinhvietnam.com)