1. Liếm môi khiến môi khô, nứt nẻ
Nhiều chị em sai lầm khi cho rằng liếm môi lúc thời tiết khô hanh là đang cung cấp chất ẩm cho môi, giúp môi mềm mại hơn.
Các nhà khoa học trên trang Health khuyến cáo, trong nước bọt chứa amylase (tạo thành một chất dịch hơi dính). Khi liếm, môi sẽ được phủ một lớp dính đó, gặp gió, nước trong chất dịch sẽ bốc hơi chỉ còn lại chất amylase trên bề mặt môi. Chính chất này làm cho môi bị co lại và tình trạng khô nứt sẽ tệ hại hơn. Do đó khi bị khô môi tuyệt đối không liếm mà nên bôi dầu dừa, mật ong, son dưỡng ẩm hoặc vasaline, đồng thời uống đủ nước sẽ giúp khắc phục tình trạng này.
2. Uống nước đun đi đun lại nhiều lần
Nhiều người nghĩ rằng, nước uống đun càng nhiều, càng kỹ, càng diệt được vi khuẩn và nước càng sạch. Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng, nước đun đi đun lại gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.
Bởi trong nước thường có một hàm lượng nhỏ các loại kim loại nặng không tốt cho sức khỏe như chì, cadimium, nitrat.... Khi nước đun đi đun lại nhiều lần, trải qua quá trình thủy phân không ngừng bốc hơi thì hàm lượng nitrat và các kim loại nặng trên tăng lên đáng kể, khi hấp thụ vào cơ thể sẽ gây hại cho sức khỏe của bạn.
3. Đợi khát mới uống nước
Vào thời tiết mùa đông, nhu cầu cung cấp nước cho cơ thể giảm nên nhiều người thậm chí không uống nước vì không cảm thấy khát. Đây là thói quen của hầu hết mọi người, và phải điều chỉnh ngay lập tức. Vì chỉ uống nước khi khát sẽ làm cơ thể không đủ lượng nước cần thiết. Nếu thiếu nước sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất của các cơ quan trong cơ thể.
4. Trùm chăn kín đầu khi ngủ
Bình thường con người hít vào oxy, thở ra CO2 và nhiều chất độc hại. Do đó nếu trùm chăn kín đầu khi ngủ thì nhiều khả năng bạn sẽ hít phải những chất có hại do chính mình thải ra. Hậu quả là sau một đêm ngủ, bạn sẽ cảm thấy uể oải, choáng váng, ăn không ngon miệng, sụt giảm trí nhớ.
5. Vận động sớm sau khi ngủ dậy
Vì trời lạnh nên nhiều người nghĩ rằng phải vận động ngay sau khi ngủ dậy để giữ ấm cơ thể, đây là một thói quen sai lầm. Trong giấc ngủ, đặc biệt khi trời lạnh, hoạt động của các cơ quan trong cơ thể được chuyển sang chế độ thấp nhất. Do đó khi bạn vừa tỉnh dậy, các bộ phận vẫn ở trong trạng thái hoạt động thấp, nếu bạn ra khỏi giường và vận động ngay thì cơ thể sẽ không kịp điều tiết. Hệ quả là dẫn đến các bệnh về máu và tim như huyết áp, tim mạch, xuất huyết não.
Các nhà nguyên cứu khuyên mọi người sau khi ngủ dậy nên nằm trên giường một lát để đánh thức các cơ quan rồi mới ra khỏi giường. Sau đó uống một cốc nước, chờ cho nước thấm sâu vào cơ thể rồi mới vận động thể dục.
6. Không uống nước khi ngủ dậy
Trời lạnh nên nhiều người lười uống nước khi ngủ dậy vì cho rằng cơ thể không vận động nên không cần nước, thậm chí có người còn bảo rằng uống nước như vậy dễ bị đau bụng.
Theo các chuyên gia sức khỏe thì cơ thể bạn trải qua một đêm dài không được cung cấp nước trong khi hoạt động của các hệ cơ quan trong cơ thể vẫn diễn ra bình thường. Chất thải trong cơ thể đang cần được rửa sạch. Chính vì vậy, việc bổ sung nước ngay sau khi ngủ dậy không chỉ có tác dụng cung cấp nước mà còn giúp cơ thể bạn giải độc một cách hiệu quả. Hãy uống ít nhất từ 400-500 ml nước ấm ngay sau khi ngủ dậy để bảo vệ sức khỏe.
7. Gấp chăn màn ngay sau khi ngủ dậy
Quá trình hô hấp thải ra gần 150 loại khí độc, trong mồ hôi của con người cũng chứa hơn 150 loại hóa chất có hại, đa số chúng đều bị hút vào chăn màn khi chúng ta đắp ngủ. Nếu bạn gấp chăn màn ngay sau khi ngủ dậy, những chất này sẽ nằm mãi ở đó, gây mùi hôi, buổi tối bạn tiếp tục đắp vào sẽ bị nhiễm độc ảnh hưởng đến sức khỏe. Do đó, các nhà khoa học khuyên khi ngủ dậy nên lật ngược và giũ chăn màn đồng thời mở toang cửa để những hóa chất độc hại đó bay đi hết rồi mới gấp lại.
8. Ngoáy tai
Ráy tai là chất tiết tự nhiên do tuyến ráy tai của lớp da phủ trên phần sụn của ống tai ngoài tiết ra. Ráy tai cùng với hệ thống lông tơ ở cửa tai bắt giữ những phần tử (bụi bặm, côn trùng, vi khuẩn, vi nấm) xâm nhập và trục xuất chúng ra ngoài.
Ngoáy tai thường xuyên sẽ làm mất đi lớp ráy bảo vệ, thậm chí làm trầy xước da, dẫn đến nguy cơ viêm nhiễm. Hơn nữa, nếu ngoáy tai không đúng cách sẽ đẩy ráy tai vào sâu bên trong gây cản trở hoặc bít tắc ống tai, thậm chí sẽ dẫn tới các hậu quả nguy hiểm như thủng màng nhĩ, chảy mủ, mất thính lực, tiến sĩ Rachel Vreeman, trợ lý giáo sư tại Đại học Indiana (Mỹ) phân tích.
9. Ăn chất lỏng
Chất lỏng hay thức ăn ở dạng lỏng giúp nhanh chóng lấp đầy dạ dày và hệ tiêu hóa dễ dàng hấp thu chất dinh dưỡng hơn thức ăn đặc. Từ đó, giúp giảm cânnhanh nhờ quá trình chuyển hóa năng lượng cao và không để lại lượng đường hay chất béo trong đường ruột.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia đây là chế độ ăn uống không thể đảm bảo calo và dinh dưỡng cho cơ thể về lâu dài. Nếu áp dụng theo chế độ ăn lỏng để giảm cân thì có thể giảm cân nhanh chóng và nhưng đồng thời cũng tăng cân nhanh trở lại khi ngừng ăn. Chưa kể, ăn theo chế độ lỏng sẽ thường xuyên gây cảm giác thèm ăn vì vị giác không được nếm vị thức ăn mỗi ngày.