Cá biển tốt hơn cá nước ngọt:
Thứ nhất: Về mặt dinh dưỡng, cá biển rất giàu vitamin, phốt pho, anxi, sắt, magiê, iốt,... và một số lượng lớn axit béo không bão hòa, có tác dụng giảm cholesterol.
Ngoài ra, cá biển còn có hàm lượng axit béo omega-3 và taurine cao hơn cá nước ngọt, giúp bảo vệ tim và não.
Thứ 2: Từ quan điểm vị giác thì khi ăn cá biển không có mùi vị tanh và hôi của cá nước ngọt, bởi đặc thù của cá biển là sống ở môi trường rộng lớn, được bơi nhiều hơn do đó nó độ đàn hồi cơ tốt hơn và hương vị thơm ngon hơn so với cá nước ngọt.
Nhìn chung, khi so sánh thì cá biển tốt hơn cá nước ngọt. Tuy nhiên cũng cần lưu ý, với những ai có cơ địa dị ứng và ngộ độc histamine thì không nên ăn một số loại cá biển như: mực, cá ngừ, cá thu... bởi chúng chứa nhiều đạm, khi bảo quản càng lâu thì lượng histamine càng tăng (nguyên nhân do amin histidine sẽ chuyển thành histamine) dễ gây khả năng ngộ độc thực phẩm.
Ngoài ra, những loại cá biển có thịt đỏ thì khi chế biến thì nên om hoặc hấp, không nên chiên rán.
Bảng dinh dưỡng cụ thể của cá nước ngọt và cá nước mặn:
Một số lưu ý khi ăn cá:
- Cá chiên quá nhiều: Mặc dù cá chiên rán ăn sẽ ngon hơn, thế nhưng cách chế biến này sẽ làm giảm đi nhiều chất dinh dưỡng trong cá.
- Cá có hàm lượng thủy ngân cao: Thường là các loại cá biển lớn và sống lâu có chứa lượng thủy ngân cao hơn như: cá trường thọ, cá kiếm, cá ngừ mắt to, cá mrrlin, mực khổng lồ, cá mật và cá đầu ngựa.
Theo kết quả khảo sát của FDA Hoa Kỳ, hàm lượng thủy ngân của 7 loại cá này vượt quá tiêu chuẩn, có thể ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ của trẻ. Không nên dùng cho phụ nữ mang thai, phụ nữ đang dự định mang thai, cho con bú và trẻ em.
Những người không thích hợp ăn cá:
- Bệnh nhân gút. - Bệnh nhân bị rối loạn chảy máu. - Tổn thương chức năng gan thận.