SỨC KHỎE » Chăm sóc sức khỏe

Ăn lẩu vào mùa đông cực ngon, nhưng ăn sai cách thì 'độc khủng khiếp', chẳng khác nào tự rước ung thư vào người

Thứ ba, 24/12/2024 09:45

Lẩu là món ăn vào mùa đông được nhiều người yêu thích. Thế nhưng có một số cách ăn lẩu rất nguy hiểm mà các gia đình đang mắc phải, dễ rước bệnh vào người.

Trong mùa đông, đặc biệt là những ngày lạnh giá thì lẩu là món ăn ưa thích bậc nhất của nhiều gia đình. Lẩu là món ăn ấm nóng, giàu dinh dưỡng và hơn hết là rất ngon miệng. Thế nhưng các chuyên gia sức khỏe cảnh báo có một số hình thức ăn lẩu rất nguy hiểm mà các gia đình Việt đang mắc phải.

Tuy có nhiều mặt tốt vậy nhưng cần phải lưu ý rằng, ăn lẩu cũng có những quy tắc riêng mà nếu không nắm rõ thì dễ "rước bệnh vào người". Theo các chuyên gia, ăn lẩu theo những kiểu này cực độc hại, tích tụ dần dẫn đến tổn hại sức khỏe đáng tiếc.

Ăn lẩu nóng thường xuyên có thể gây ung thư thực quản

Các nghiên cứu cho thấy, ung thư thực quản có liên quan chủ yếu đến thói quen ăn uống. Trong đó đáng nói nhất là ăn quá nhiều lẩu, thức ăn nóng trong thời gian dài.

Việc ăn thực phẩm lấy ra từ nồi lẩu quá nóng hoặc uống nước nóng sẽ làm tổn thương thực quản, bề mặt thực quản được bao phủ bởi lớp màng nhầy. Khi bạn liên tục ăn phải thực phẩm vượt quá mức an toàn về nhiệt độ, lớp màng nhầy thực quản sẽ bị bỏng nhẹ, nếu bỏng nhẹ một lần sẽ rất nhanh hồi phục.

Tuy nhiên, nếu thực quản bị "đốt cháy" liên tục, không được chữa lành, thời gian dài kích thích sẽ gây ra tổn thương ở niêm mạc. Từ tình trạng viêm, loét bề mặt sẽ tăng sản dị tính, làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư thực quản.

Ăn lẩu nóng thường xuyên có thể gây ung thư thực quản.

Ăn uống đồ nóng thực sự gây tác hại đáng sợ. Tạp chí Ung thư Lancet đã công bố một báo cáo từ Tổ chức Nghiên cứu Ung thư Quốc tế của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 2016, trong đó cảnh báo rõ ràng rằng dùng đồ nóng trên 65 độ C có thể làm tăng nguy cơ phát triển ung thư thực quản.

Trong trường hợp bình thường, thực quản có thể chịu được nhiệt độ cao từ 50°C đến 60°C. Nhưng khi miệng cảm thấy hơi nóng rát, nhiệt độ thực phẩm lúc này thực chất khoảng 70 độ, vượt xa khả năng chịu đựng của thực quản. Về lâu dài sẽ gây bệnh khó tránh.

Theo Webmd, ung thư thực quản là một khối u ác tính do tổn thương trên thực quản. Bệnh này tái phát chủ yếu ở độ tuổi ngoài 40. Khi ăn thực phẩm lấy ra từ nồi lẩu quá nóng hoặc uống nước nóng, nó sẽ làm tổn thương thực quản, bề mặt thực quản, làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư thực quản.

Bởi vậy, chúng ta không nên ăn lẩu quá thường xuyên. Mỗi lần ăn cũng chú ý thổi nguội rồi hãy ăn, tránh nguy cơ gây hại sức khỏe.

Ăn lẩu cay hại dạ dày, nóng trong - nóng ngoài

Ăn lẩu cay khiến nhiệt độ trong cơ thể tăng lên, gây ảnh hưởng đến sự lưu thông máu trong cơ thể, gây viêm dạ dày, đau nóng rát dạ dày, xuất hiện hiện tượng nôn ói, trào ngược dịch vị.

Ăn lẩu cay cũng là nguyên nhân khiến bạn bị nhiệt miệng, nổi mụn nhọt, gây nóng rát vùng dạ dày, luôn cảm thấy nóng trong người. Ngoài ra, nếu chị em sợ mụn tấn công thì những món đồ cay có lẽ cần xếp sang một bên gọn ghẽ. Đồ cay nói chung sẽ gây kích ứng da, làm nóng da, da dễ bị nổi mụn.

Ăn lẩu cay hại dạ dày, nóng trong - nóng ngoài.

Chuyên gia cho biết, để giữ ấm cơ thể, việc ăn lẩu cay hay đồ cay nói chung chỉ nên nhấn nhá cho thỏa vị giác chứ không nên lạm dụng. Không phải cứ đồ có tính cay nóng càng mạnh thì cơ thể càng được sưởi ấm. Điều này lạm dụng đôi khi còn phản tác dụng gây ra nhiều hệ lụy sức khỏe.

Mọi người chú ý không nên ăn cay khi bụng quá đói, nên ăn đồ cay khi đã nguội. Nếu mắc bệnh tim mạch, dạ dày, trĩ, viêm túi mật, sỏi mật, đau mắt đỏ, viêm giác mạc, phụ nữ mang thai, mới sinh con thì không nên ăn lẩu cay. Khi trời chuyển lạnh sâu, bạn nên chú ý ăn nhiều loại thực phẩm giàu vitamin C như cam, quýt giúp bổ gan, hỗ trợ đường tiêu hóa, đồng thời giảm nguy cơ bệnh tật do ăn lẩu cay.

Bí quyết để ăn lẩu mà không lo rước bệnh vào thân

Nhiều người chọn món lẩu cho bữa ăn đông người nhưng lại mắc những sai lầm nghiêm trọng khi ăn, vô tình gây ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe. Chính vì thế hãy lưu ý một số điều sau để ăn lẩu an toàn hơn:

- Chúng ta thường ăn lẩu với những món thịt sống, cá sống và rau sống. Nếu vệ sinh và nấu không kỹ sẽ tạo điều kiện cho vi sinh vật gây bệnh, làm cơ thể nhiễm ký sinh trùng. Vậy nên cần phải nấu thật sôi trong khi ăn để đạt hiệu quả khử trùng.

- Nước dùng lẩu tốt nhất là khi vừa chế biến xong, không nên để qua đêm rồi hâm lại vì nó đã biến chất, ăn vào dễ gây ảnh hưởng sức khỏe.

Ăn lẩu cần lưu ý nhiều điều để không ảnh hưởng tới sức khỏe.

- Không ăn khi lẩu đang quá nóng để tránh tổn thương miệng và niêm mạc thực quản. Ăn lẩu nóng còn gây hại cho răng, nướu và gây bệnh đau răng dị ứng.

- Không ăn lẩu trong thời gian dài vì nó làm dịch dạ dày, dịch tụy, mật và các tuyến tiêu hóa khác gặp trục trặc. Cuối cùng dẫn đến rối loạn tiêu hóa, đau bụng và tiêu chảy.

- Hạn chế cho cùng một lúc quá nhiều nguyên liệu vào nồi lẩu khi ăn. Lúc này nhiệt lượng sẽ phân bố không đều, nếu không được làm chín kỹ sẽ tăng nguy cơ mắc ký sinh trùng gây hại cho hệ tiêu hóa.

Hoàng Khuông (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)
Tin nổi bật
Tin cùng chuyên mục
Tin Video
Tin mới