Dưới đây là những công dụng tuyệt vời từ quả nho.
Tốt cho tim mạch
Nho đỏ đặc biệt tốt cho tim mạch. Nước ép nho đỏ có chứa các chất chống ôxy hóa còn gọi là polyphenol, có khả năng chống hiện tượng tích tụ cholesterol bị ôxy hóa.
Tác dụng này của nho giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Nho cũng có công dụng làm tăng nồng độ oxit nitric trong máu giúp chống đông máu do đó làm giảm nguy cơ đau tim.
Ngăn ngừa bệnh ung thư
Nho là loại trái cây chống ung thư rất hiệu quả. Nho có chứa lượng acid caffeic cao, là chất chống ung thư rất công hiệu.
Ngoài ra nho còn có Bioflavonoid, một dưỡng chất khác, giúp cơ thể dễ dàng hấp thụ vitamin C và giúp cho vitamin C duy trì mô liên kết chặt chẽ. Bioflavonoid còn có chức năng như các chất chống ôxy hóa, ngăn không cho vitamin C bị ôxy hóa và chống hiện tượng đứt mao mạch.
Bioflavonoid còn giúp các tế bào khỏe mạnh đủ sức chống lại các tế bào ung thư, đồng thời có thể tiêu diệt tế bào ung thư. Dưỡng chất resveratrol có trong nho cũng có tác dụng giúp cơ thể ngăn chặn ung thư, nhất là ung thư gan, phổi, ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt.
Bệnh hen suyễn
Nho không những tốt cho đường tiêu hóa mà còn có tác dụng làm tăng độ ẩm trong phổi làm giảm nguy cơ mắc bệnh hen suyễn.
Ngoài ra, theo một số nghiên cứu mới đây, nho còn có công dụng đặc biệt trong việc chữa trị cho những bệnh nhân mắc hen suyễn.
Chống lão hóa
Trong thành phần của nho có chứa chất resveratrol là chất chống ôxy hóa tự nhiên, nên nó là dược phẩm chống lão hóa rất hữu hiệu. Dưỡng chất resveratrol có tác dụng hạn chế hấp thụ lượng calo. Nó làm cho các enzyme chậm diễn ra quá trình lão hóa, do đó làm tăng độ ổn định DNA và kéo dài tuổi thọ khoảng 70%.
Tốt cho mắt
Ngoài công dụng tốt cho sức khỏe, nho còn rất tốt cho mắt. Dưỡng chất flavonoit có trong nho có công dụng làm giảm cơ hội phát triển của bệnh đục thủy tinh thể ở mắt. Các chuyên gia cho biết, ăn nho thường xuyên có thể hạn chế hiện tượng mờ mắt khoảng 30-40%.
Nước ép nho tinh khiết còn có tác dụng tốt cho những bệnh nhân mắc chứng bệnh đau nửa đầu. Nếu có hiện tượng đau nửa đầu bạn nên uống một ly nước nho ép vào mỗi buổi sáng sớm.
Tuy nhiên, khi ăn nho, nếu vô tình hoặc cố ý kết hợp với những loại thực phẩm sau sẽ khiến tạo ra nhiều phản ứng gây hại cho sức khỏe.
Nho ăn cùng sữa chua
Nho và sữa chua không thể ăn cùng với nhau, bởi vì trong nho có chứa nhiều axit sẽ làm ngưng đọng protein trong sữa chua. Vì vậy, khi kết hợp 2 loại thực phẩm này không chỉ ảnh hưởng tới sự hấp thụ, nặng thì sẽ xuất hiện các triệu chứng như trướng bụng, đau bụng, tiêu chảy… Do đó, 1 tiếng sau khi ăn sữa chua mới được ăn nho.
Nho ăn cùng hoặc ăn gần lúc với hải sản
Khi ăn hải sản mà ăn các loại hoa quả như nho, táo mèo, lựu, hồng… sẽ xuất hiện các triệu chứng như nôn mửa, trướng bụng, đau bụng, tiêu chảy. Nguyên do là bởi vì trong các loại quả này có chứa axit tannic, axit tannic khi gặp protein trong hải sản sẽ bị ngưng đọng, hình thành chất khó tiêu hóa.
Sau khi ăn nho nhất định phải súc miệng, bởi vì trong nho có chứa nhiều chất đường nho lên men, có tính ăn mòn mạnh cho răng, dễ dẫn tới sâu răng.
Nho ăn gần lúc với củ cải trắng
Ceton đồng có trong nho này phản ứng với axit cianogen lưu huỳnh trong củ cải, khiến người ăn bị suy tuyến giáp trạng và bướu cổ