Theo thông tin từ Bệnh viện Bạch Mai, từ đầu năm có 12 ca mắc bệnh, 4 ca tử vong mà tới nay số người mắc bệnh này đã tăng đáng kể. Gần đây nhất là ở bệnh viện Sản Nhi Nghệ An đã có 3 trẻ nhập viện trong tình trạng bị áp xe viêm tuyến nước bọt mang tai, sau khi xét nghiệm máu thì kết quả là dương tính với Whitmore.
Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)
Theo các chuyên gia vi khuẩn ăn thịt có ở đất và nước bị nhiễm khuẩn (như ở đất ruộng, đất bùn, nước ao, sông bẩn…) và nó tồn tại ở từng vùng chứ không phải chỗ nào bẩn thì có. Hơn nữa, whitmore gây ra tỷ lệ tử vong cao nhưng lại rất ít gặp nên khuyên mọi người không nên quá lo sợ, chỉ cần thực hiện phòng ngừa tốt là có thể yên tâm.
PGS.TS Đỗ Duy Cường (Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai) cũng chia sẻ, tuy chưa có vắc xin phòng ngừa bệnh hay có khuyến cáo sử dụng kháng sinh dự phòng, nhưng mỗi người vẫn có thể phòng tránh bằng các cách sau.
1. Sống sạch
- Trước hết, phải luôn đảm bảo môi trường sống sạch sẽ, thường xuyên dọn dẹp nhà cửa, xịt khuẩn.
- Vệ sinh thân thể sạch sẽ, đặc biệt là tay chân. Nếu tay chân dính bùn đất thì phải rửa sạch bằng xà phòng kháng khuẩn, lau khô rồi mới làm việc khác, nhất là khi chuẩn bị ăn uống.
- Không ăn thực phẩm đã hỏng, không uống nước suối/sông, nước chưa đun sôi. Không ăn đồ sống, chỉ ăn thực phẩm nấu chín kỹ.
- Đi ra ngoài phải đeo khẩu trang
2. Bảo hộ lao động
- Đối với những người làm việc tiếp xúc nhiều với đất, bùn, nước thì phải có bảo hộ lao động, mặc trang phục kín đáo, dài tay, đeo khẩu trang, tuyệt đối không đi chân đất mà phải đi giày, đi ủng.
- Khi cơ thể đang có vết xước ngoài da thì nên điều trị khỏi hẳn hoặc băng bó kín rồi mới được tiếp tục công việc.
3. Hạn chế tiếp xúc bùn đất
Tất cả mọi người, dù không làm việc trong môi trường bùn đất, sông nước thì vẫn phải hạn chế tiếp xúc để tránh vi khuẩn tấn công. Không nên tự ý đi lại, vui chơi… ở các địa điểm trên vì vi khuẩn có trong bùn đất, nước bẩn có thể lây nhiễm khi da bạn đang bị tổn thương, thậm chí chỉ cần hít phải các hạt bụi đất chữa vi khuẩn ăn thịt người thôi thì cũng sẽ mắc bệnh ngay lập tức.
4. Những đối tượng cần đề phòng
Đây là những đối tượng dễ mắc bệnh với các biểu hiện như sốt cao, đau cơ, áp xe cơ, viêm phổi, áp xe gan lách, nhiễm khuẩn da… Nếu không được chữa trị kịp thời thì sẽ có nguy cơ tử vong cao. Do đó, khi gặp các biểu hiện trên cần đưa tới bệnh viện ngay lập tức.Để phòng ngừa, người bệnh nên chú ý trong sinh hoạt, ăn uống, vệ sinh thân thể.
5. Chú ý vùng đang có vi khuẩn lưu hành
Ở những vùng đang có bệnh whitmore tấn công thì những người có hệ miễn dịch yếu, đang bị AIDS, ung thư, bệnh nhân hóa trị, trẻ nhỏ, người già, phụ nữ mang thai… nhất định phải tránh tiếp xúc với đất, nước bị ô nhiễm, nhất là các khu vực trang trại.
Ngoài ra, tránh không được tiếp xúc máu và chất dịch cơ thể của người đang nhiễm bệnh. Không chủ quan trước các dấu hiệu như sốt, viêm phổi, áp xe, nhiễm trùng đường tiết niệu…