Ngoài ra, thịt lươn còn chứa nhiều loại vitamin và chất khoáng như vitamin A, B1, B6 hay chứa chất sắt, natri, kali, calci. So với các loại như hến, tôm đồng, cua đồng, thịt lươn là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao nhất. Vì thế, thịt lươn luôn được chọn lựa là thức ăn bồi bổ cho người bệnh, người già và trẻ nhỏ.
Những lợi ích sức khỏe từ thịt lươn
Thịt lươn còn chứa nhiều loại vitamin và chất khoáng như vitamin A, B1, B6 hay chứa chất sắt, natri, kali, calci.
Theo Đông y, lươn có tác dụng bồi dưỡng khí huyết, tiêu trừ phong thấp, có thể chữa được bệnh suy dinh dưỡng, kiết lị, đau nhức xương sống, bệnh trĩnội , phong thấp, bệnh huyết trắng của phụ nữ. Còn đối với trĩ ngoại thì cũng có một số phương pháp dân gian khác bạn có thể tìm hiểu thêm.
Tuy nhiên, thai phụ không nên ăn thịt lươn. Với đặc tính bổ dưỡng và sinh khí huyết, máu lươn có tác dụng tăng cường dương khí, giúp lưu thông máu huyết, trị được chứng khô miệng, đau nhức trong tai và tăng cường khả năng tình dục.
Thịt lươn chữa một số bệnh sau
1- Chữa bệnh tiêu chảy:
Nếu phân có đờm, nhớt và máu: nướng một con lươn nước ngọt sau khi bỏ phần gan và tạng phủ. Sau đó, rang với 10g đường vàng để tán thành bột. Uống bột với nước ấm ngày từ 3 đến 4 lần, mỗi lần từ 1 đến 2 muỗng cà phê.
2- Chữa bệnh phong thấp:
Nên ăn lươn hầm (um) chung với rau ngổ và sả.
3- Chữa bệnh trĩ :
Ăn thịt lươn nước ngọt hoặc lươn biển để giúp cầm máu và trị bệnh trĩ . Khi nấu lươn nên dùng nồi bằng đất để giảm bớt mùi tanh của lươn. Mổ lươn theo cách cổ truyền là không dùng dao mà dùng cật tre vót mỏng để tránh sự tương khắc giữa máu lươn và kim loại có thể gây tanh.
4- Chữa chứng bất lực:
Hầm lươn chung với hạt sen, hà thủ ô, nấm mèo hoặc nấm linh chi. Có thể cho thêm lá lốt.
5- Chữa chứng suy nhược:
Trường hợp bị suy nhược do lạm dụng tình dục, hãy nấu lươn biển chung với rượu chát cho đến khi cạn. Sau đó, nướng lươn đã nấu chín cả da lẫn xương, cuối cùng tán thành bột. Uống mỗi ngày từ 7 đến 10g chung với rượu tùy theo tình trạng suy nhược.
Những món ăn bổ dưỡng từ thịt lươn
Ở Nam bộ, có nhiều cách chế biến lươn như xào lăn, xé phay, nấu lẩu… Nam bộ là vùng đất được thiên nhiên ban tặng nhiều chim trời cá nước. Trong bữa ăn hàng ngày của người dân Nam bộ có nhiều món ăn được chế biến từ lươn, rùa, rắn…
Món nào cũng ngon, nhưng đáng nhớ nhất là món gỏi lươn bắp chuối hột. Nhìn đĩa gỏi lươn thật hấp dẫn, có mùi thơm của đậu phộng rang, mùi nồng của rau thơm, vài cọng ớt màu đỏ cắt sợi chỉ.
- Món gỏi lươn, bắp chuối hột có vị chua, ngọt dịu, thơm mùi rau răm, thịt lươn vàng thơm là món dân dã khó quên. Món này nếu có thêm bánh tráng mè để xúc ăn càng thêm tuyệt.
Cháo lươn nấu với đậu xanh vừa ngon lại vừa bổ dưỡng, ăn vào lại mát da mát thịt, tinh thần sảng khoái, tăng cường sinh lực. Miền Nam vào khoảng tháng ba, tháng tư khí hậu nóng bức ăn món cháo lươn vừa ngon vừa mát càng tốt cho sức khỏe. Còn tại miền Bắc, món ăn nổi tiếng nhất có lẽ là miến lươn.
Cần biết khi ăn thịt lươn
Theo Tiến sĩ Nguyễn Thị Lâm, Phó Viện Dinh dưỡng Quốc gia: “Trong thịt lươn có một loại ấu trùng ký sinh sống rất dai và chịu được nhiệt độ cao. Vì vậy, nếu chỉ xào qua trên lửa, những ấu trùng này sẽ còn sống và theo đường ăn uống đi vào ruột. Tuy nhiên, ăn thịt lươn như thế nào để cơ thể hấp thu hết thành phần dinh dưỡng?
Tốt nhất, nên chế biến bằng cách nấu chín, ninh nhừ hoặc hấp cách thủy… bảo đảm sao cho thịt lươn khi được dọn lên mâm đã được nấu chín kỹ.
Người tiêu dùng cũng lưu ý khi mua lươn ngoài chợ tuyệt đối không được mua lươn đã chết hoặc ươn về chế biến. Trong thịt lươn chứa rất nhiều protein, trong đó có hợp chất Histidine tốt cho cơ thể, nhưng khi lươn chết, hợp chất này bị ô nhiễm bởi vi khuẩn và có thể chuyển hóa thành chất độc Histamine.
Bình thường, cơ thể người có thể chịu đựng một hàm lượng chất độc này, nhưng nếu hàm lượng cao hoặc cơ thể yếu, mới bệnh xong hoặc trẻ em có sức đề kháng kém sẽ có nguy cơ bị ngộ độc rất cao”