SỨC KHỎE » Chăm sóc sức khỏe

Bong gân: Xử lý đúng cách để tránh hậu quả nghiêm trọng

Chủ nhật, 16/03/2014 13:14

Bong gân thường xảy ra do ngã hoặc trượt chân, sức nặng cơ thể chuyển hướng đột ngột khiến dây chằng bị kéo căng quá mức. Nếu biết không biết xử lý đúng cách, bong gân sẽ gây ra những hậu quả đáng tiếc.

Bong gân là sự tổn thương của bao khớp, phổ biến là các dây chằng, thường xảy ra sau một động tác quá mạnh nhưng không gây ra trật khớp hoặc gãy xương. Những khớp xương thường bị bong gân là cổ chân, đầu gối, cổ tay... 

Dây chằng có thể bị tổn thương ở nhiều mức độ:

- Độ 1: Dây chằng chỉ bị giãn dài một ít, được coi là nhẹ.

- Độ 2: Dây chằng bị rách một phần, dấu hiệu nặng.

- Độ 3: Dây chằng bị đứt hoàn toàn, dấu hiệu rất nặng.

 Các biểu hiện điển hình

Các biểu hiện của bong gân rất giống với gãy xương. Triệu chứng có thể là đau, tăng lên khi đi lại, lúc sau thì sưng và bầm tím. Khi bị bong gân, người bệnh cảm thấy đau nhói như điện giật ở vùng khớp bị trẹo, sau đó, khớp tê dại không còn đau nữa. Khoảng 1 giờ sau, cảm giác đau nhức dần dần trở lại. Nếu nhẹ nhàng lật khớp lại giống như lúc bị chấn thương, người bệnh sẽ thấy đau nhói như điện giật, sưng xung quanh khớp, da vùng khớp tái nhợt do chảy máu trong và biến loạn vận mạch. Nếu bong gân ở bàn chân, mắt cá chân, bệnh nhân sẽ không bước đi được nữa, phải đặt bàn chân nằm xuống đất. Thông thường, trong hầu hết các trường hợp, phải chụp Xquang mới phát hiện và phân biệt được tình trạng bong gân hay gãy xương.

Bong gân là một trong những tổn thương rất hay gặp và sẽ để lại nhiều hậu quả nếu không điều trị đúng cách. Tuy nhiên, trên thực tế thì hầu hết bệnh nhân thường chủ quan với chấn thương này. Quan niệm của người bệnh thường cho rằng bong gân không quan trọng nên tự điều trị. Dùng rượu, xoa cao vào nơi bị tổn thương, đây là sai lầm nghiêm trọng vì tổn thương dây chằng nghiêm cấm dùng các chất nóng tác động tại chỗ do những chất này gây chảy máu mạnh hơn trong khi tổn thương này cần dùng các thuốc gây lạnh và làm giảm đau tại chỗ. Các chất có tính nóng chỉ nên dùng trong trường hợp gãy xương vì tác dụng của sức nóng sẽ làm tăng tiết dịch, máu làm nhanh liền xương hơn. Nhưng tuyệt đối không nên xoa vào nơi dây chằng tổn thương vì có thể dẫn đến teo cơ, cứng khớp sau này.

Cách xử lý khi bị bong gân:

Nguyên tắc xử trí bong gân cũng tương tự như gãy xương, tuy nhiên, cách xử trí đơn giản và thời gian điều trị cũng ngắn hơn.

Đắp nước đá hoặc nước lạnh ngay sau khi bị chấn thương nếu không có xây xát da. Để khớp bị bong gân nằm yên, kê càng cao càng tốt. Nếu bong gân độ 1, chỉ cần làm cho hết đau và cho khớp nghỉ ngơi vài ngày là đủ. Nếu bong gân độ 2-3, cần làm cho hết đau, đồng thời giúp dây chằng bị đứt hoặc rách liền lại, nếu không sẽ mang tật suốt đời.

Thuốc dùng:

- Lá ngải cứu khô 40 g (hoặc tươi 100 g), tẩm rượu hoặc giấm thanh, bó vào nơi tổn thương; hoặc đem xào cho nóng lên để còn hơi âm ấm, bó vào nơi tổn thương. Ngày 1 lần.

- Lá tầm gửi 100 g, lá gấc 30 g, gạch non một ít, giã nát, trộn chung, đắp vào vùng tổn thương. Ngày thay một lần.

phunutoday.vn
Tin nổi bật
Tin cùng chuyên mục
Tin Video
Tin mới