SỨC KHỎE » Chăm sóc sức khỏe

Cả gia đình một phụ nữ Đông Bắc được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường, bác sĩ mắng: sau bữa ăn làm sao mà làm 'chuyện này' được!

Thứ tư, 06/04/2022 14:53

Cùng với việc nâng cao mức sống, ngày càng nhiều người bắt đầu quan tâm đến vấn đề sức khỏe của bản thân. Tuy nhiên, nghiên cứu liên quan cho thấy cứ mười người thì có một người không khỏe mạnh, một trong những nguyên nhân hàng đầu đó là lượng đường trong máu.

Bệnh tiểu đường ngày một phổ biến, tỷ lệ người mắc bệnh tiểu đường ngày một tăng cao, điều này không chỉ làm tăng gánh nặng cho sức khỏe cộng đồng mà còn gây lãng phí. Một khi đã mắc tiểu đường thì mọi người phải kiểm soát đường huyết trong máu suốt cả đuộc đời, nếu không rất dễ “tử vong” vì căn bệnh này.

Gần đây, một gia đình ở Đông Bắc (Trung Quốc) đã khiến bác sĩ rất bất ngờ khi cả gia đình đều được chẩn đoán là mắc bệnh tiểu đường. Điều này khiển tất cả các thành viên trong gia đình vô cùng sốc, gia đình này chưa có tiền sử bệnh tiểu đường. Ngoài ra, gia đình cũng không có thói hư tật xấu nào, tại sao đường huyết lại cao như vậy?

Sau khi tìm hiểu thói quen sinh hoạt, chế độ dinh dưỡng cuối cùng bác sĩ đã tìm ra nguyên nhân. Lúc này bác sĩ rất tức giận, mắng: “Tại sao sau bữa ăn lại có thể làm chuyện này được”.

Gia đình này có thói quen "nằm lì" xem tivi sau bữa tối, tưởng rằng điều này sẽ giúp họ nghỉ xả hơi sau một ngày làm việc vất vả, nhưng vô tình lại khiến lượng đường trong máu của cả nhà tăng quá nhanh, cuối cùng dẫn đến mắc bệnh tiểu đường.

Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc thường xuyên "nằm lì" sau bữa ăn và không vận động có thể sẽ làm tăng rất nhiều nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Chính vì vậy, bạn nên thường xuyên di chuyển để giảm bớt nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường. Các chuyên gia khuyến nghị rằng, sau bữa ăn nên tập thể dục, đi bộ nhẹ nhàng ít nhất 30 phút sẽ giúp cơ thể kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn.

Ngoài ra, việc đường huyết cao thì bàn chân sẽ có 3 dấu hiệu bất thường dưới đây, ai cũng nên biết để điều chỉnh kịp thời.

Vết thương ở chân khó lành

Khi có vết thương ở chân thường bị nhiễm trùng và khó lành, thường đây có thể là biểu hiện của lượng đường trong máu tăng cao, nếu gặp trường hợp này thì nên đi kiểm tra lượng đường trong máu và có những phương pháp điều chỉnh phù hợp theo chỉ định của bác sĩ.

Ngứa lâu ngày trên bàn chân

Nếu bị ngứa bàn chân lâu dài thì rất có thể là do lượng đường trong máu trong cơ thể cao, hiện tượng ngứa bình thường có thể biến mất trong thời gian ngắn, nếu bị như vậy trong thời gian dài thì nên đo đường huyết để tránh các vấn đề nghiêm trọng hơn.

Đau chân

Đau chân lâu ngày rất có thể do lượng đường trong máu trong cơ thể tăng cao gây tổn thương thành mạch máu khiến tiểu cầu khó kết tụ, máu cung cấp cho chân không đủ nên lâu ngày mới bị đau. Nếu thường xuyên bị đau chân, bạn cần chú ý đến vấn đề đường huyết của mình nhé!

Nguyễn Giang (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)
Tin nổi bật
Tin cùng chuyên mục
Tin Video
Tin mới