Cà rốt là một nguồn giàu các chất dinh dưỡng không chứa cholesterol. Nên nó là một lựa chọn tốt và đơn giản để bảo vệ sức khỏe của bạn. Nó cũng cung cấp lượng chất xơ cần thiết cho cơ thể của bạn.
Cà rốt là một trong những loại rau quý nhất được các các thầy thuốc trên thế giới đánh giá cao về giá trị dinh dưỡng và chữa bệnh đối với con người. Cà rốt giàu về lượng đường và các loại vitamin cũng như năng lượng.
Các dạng đường tập trung ở lớp vỏ và thịt nạc của củ; phần lõi rất ít. Vì vậy củ cà rốt có lớp vỏ dày, lõi nhỏ mới là củ tốt. Trong 100g ăn được của Cà rốt, theo tỷ lệ % có: nước 88,5; protid 1,5; glucid 8,8; cellulose 1,2; chất tro 0,8.
Muối khoáng có trong Cà rốt như kalium, calcium, sắt, phosphor, đồng, bor, brom, mangan, magnesium, molipden... Đường trong Cà rốt chủ yếu là đường đơn (như fructose, glucose) chiếm tới 50% tổng lượng đường có trong củ, là loại đường dễ bị oxy hoá dưới tác dụng của các enzym trong cơ thể; các loại đường như levulose và dextrose được hấp thụ trực tiếp.
Trong Cà rốt có rất nhiều vitamin C, D, E và các vitamin nhóm B; ngoài ra, nó còn chứa nhiều chất caroten (cao hơn ở Cà chua); sau khi vào cơ thể, chất này sẽ chuyển hoá dần thành vitamin A, vitamin của sự sinh trưởng và tuổi trẻ.
Từ hạt Cà rốt, người ta chiết xuất được chất Docarin (còn gọi là cao hạt Cà rốt).
Ngăn ngừa bệnh tim mạch
Nghiên cứu cho thấy, ăn cà rốt hàng ngày sẽ giúp giữ mức cholesterol ổn định. Vậy nên cà rốt giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch. Do đó, cà rốt thường xuất hiện nhiều trong thực đơn của những người đã bị đột quỵ trong quá khứ hoặc đang mắc bệnh tim mạch.
Ngăn ngừa ung thư
Beta-carotene trong cà rốt giúp ngăn ngừa ung thư phổi và ung thư ruột kết. Các nghiên cứu cũng cho thấy, phụ nữ ăn cà rốt thường xuyên ít có khả năng phát triển ung thư vú.