Trong bài phỏng vấn mới nhất của diễn viên Ninh Dương Lan Ngọc, cô chia sẻ cô mắc bệnh đau dạ dày kinh niên.
Diễn viên 9X cho hay có thời gian cô vì muốn thay đổi hình tượng đẹp hơn nên chủ động nhịn ăn, nhịn dần trở thành thói quen. Trong một ngày, người đẹp này có thể nhịn cả bữa trưa, tối, khi mệt lại chỉ uống nước ngọt. Chính điều này dẫn đến những vấn đề sức khỏe.
Người đẹp tỏ ra "nghiện" uống nước ngọt, khi không thể không lạm dụng nó. "Không có nó, tôi có cảm giác không thể làm việc" - cô nói, dù tôi biết nó không tốt cho sức khỏe.
Diễn viên Ninh Dương Lan Ngọc
Đến khi bị bệnh đau dạ dày (bao tử) hành dữ dội, người đẹp phim Cô Ba Sài Gòn mới hạn chế dùng. Vừa qua, nữ diễn viên sinh năm 1990 sang Singapore kiểm tra tổng quát và chữa bệnh loét dạ dày nặng. "Bác sĩ cho biết dạ dày của tôi bị loét nặng, chảy máu nhiều. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ dễ dẫn đến ung thư" - cô cho biết.
Các bác sĩ Bệnh viện K cho biết, ung thư dạ dày là một trong 5 bệnh ung thư thường gặp nhất tại Việt Nam cũng như trên thế giới. Tại Việt Nam, năm 2018 có hơn 17.000 ca mắc mới và hơn 15.000 trường hợp tử vong vì căn bệnh này. Tại Bệnh viện K, mỗi năm có khoảng trên 2.000 ca phẫu thuật ung thư dạ dày.
TS Phạm Văn Bình, Trưởng khoa Ngoại bụng 1, Bệnh viện K, cho biết có nhiều thói quen ăn uống của người dân khiến nguy cơ ung thư dạ dày tăng cao. Các nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra, người có thói quen ăn nhiều đồ muối, hun khói, ăn nhiều thịt, ít chất xơ, ít rau, những người béo phì có tỷ lệ ung thư dạ dày cao hơn.
Viêm loét dạ dày là tên gọi chung của các bệnh đau dạ dày. Tùy theo vị trí của vết viêm, vết loét mà các bệnh có tên gọi khác nhau, ví dụ như đau thượng vị dạ dày, viêm hang vị, viêm bờ cong nhỏ, loét hang vị, viêm tâm vị...
Viêm loét dạ dày có thể gây ra nhiều biến chứng, trong đó có hẹp môn vị dạ dày, thủng dạ dày, xuất huyết tiêu hoá, nặng nề hơn là ung thư dạ dày. |
Có nhiều nguyên nhân gây ra viêm loét dạ dày, trong đó có thể do nhiễm vi khuẩn HP; Do chế độ ăn uống, sinh hoạt không hợp lý, thường xuyên bỏ bữa, ăn không đúng giờ, ăn nhiều thức ăn quá cay, quá chua, thức ăn khó tiêu, không nhai kỹ thức ăn mà đã nuốt...; uống nhiều rượu, bia, chè đặc, cà phê đặc...
Theo PGS.TS Nguyễn Thị Vân Hồng, nguyên Phó trưởng Khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Bạch Mai, người bị viêm loét dạ dày cũng có thể do tác dụng phụ của thuốc chống viêm giảm đau, thuốc điều trị bệnh; do ăn hoặc uống phải các chất độc hại, có nhiễm khuẩn; do quá căng thẳng, stress, lo nghĩ nhiều...
Viêm loét dạ dày có thể bắt đầu bởi những cơn đau âm ỉ sau hoặc trước bữa ăn, nhiều người còn cảm thấy đau nhiều vào ban đêm. Cơn đau từ âm ỉ dần trở nên dữ dội theo cấp độ nặng của bệnh. Tình hình này có thể kéo dài một vài ngày rồi biến mất, nhưng cũng có khi cơn đau xuất hiện liên tục đến vài tuần, thậm chí là vài tháng hoặc cả năm.
Người bệnh còn cảm thấy khó tiêu, thường xuyên ợ hơi, ợ chua, buồn nôn... Viêm loét dạ dày có thể gây ra nhiều biến chứng, trong đó có hẹp môn vị dạ dày, thủng dạ dày, xuất huyết tiêu hoá, nặng nề hơn là ung thư dạ dày.
Bác sĩ khuyến cáo người dân cần có thói quen khám sức khỏe định kỳ. Với ung thư dạ dày, nên định kỳ nội soi dạ dày mỗi năm 1-2 lần, nếu kết quả bình thường thì có thể cách 2 năm nội soi một lần. Từ ngoài 40 tuổi nên tầm soát ung thư. |