SỨC KHỎE » Chăm sóc sức khỏe

Cảnh báo cho những ai uống cà phê khi đói

Thứ tư, 27/07/2016 21:10

Cà phê có lợi và là thức uống chứa chất chống oxy hóa giúp ngăn ngừa các bệnh nguy hiểm như; ung thư ruột kết. Tuy nhiên, uống cà phê khi đói thì tuyệt đối không nên.

Dưới đây là những gì sẽ xảy ra khi bạn uống cà phê khi đói với cái dạ dày rỗng.

Lý do không nên uống cà phê lúc đói bụng

- Các chất chống oxy hóa được tìm thấy trong cà phê là một phần của clo axit genic, có thể tìm thấy trong cả các trái cây mà chúng ta tiêu thụ hàng ngày. Nhiều chuyên gia cho rằng, những chất chống oxy hóa được tìm thấy trong cà phê có thể gây ra phản ứng có hại trong cơ thể chúng ta, đặc biệt là khi cà phê được tiêu thụ trước bữa ăn hoặc khi đói bụng.

- Để cụ thể hơn, một cốc cà phê đen uống vào một dạ dày trống rỗng sẽ kích thích sự tiết axit clohydric trong đường tiêu hóa của chúng ta, đặc biệt là người bị viêm dạ dày. Thậm chí cả khi dạ dày khỏe mạnh, bạn vẫn có thể bị ảnh hưởng bởi vấn đề rối loạn tiêu hóa do protein không được phân hủy.

- Những vấn đề khác có thể xảy ra như: đầy hơi, kích ứng, hay viêm ruột và trong trường hợp nặng có thể gây ung thư ruột kết.

- Hầu hết các nhà nghiên cứu khuyên rằng, nên uống cà phê sau bữa ăn 1 giờ hoặc sau khi ăn ít nhất một miếng bánh mì. Không nên uống cà phê ngay sau khi ăn hay khi thức dậy bởi, mức độ cortisol trong cơ thể tăng lên nhanh chóng, nó cần có thời gian cho các cấp độ được ổn định.

- Cortisol có trách nhiệm kiểm soát đồng hồ sinh học và thúc đẩy sự tỉnh táo. Vì vậy, một tách cà phê trong một cái dạ dày trống rỗng có thể gây tăng acid, đầy hơi, và thậm chí nôn mửa. Nếu thói quen của bạn không ăn sáng khi thức dậy, bạn không thể bắt đầu một ngày với việc uống cà phê buổi sáng. Ít nhất bạn cũng nên cho thêm ít sữa hoặc bơ để làm giảm bớt độ nguyên chất của cà phê.

VD (Theo Giadinhvietnam.com)