Loãng xương là một bệnh lý rối loạn chuyển hóa với các đặc điểm: khối lượng xương suy giảm, vi cấu trúc xương bị hư hỏng khiến xương trở nên yếu và dễ gãy.
Loãng xương thường không có triệu chứng rõ ràng. Tuy nhiên, có một số dấu hiệu có thể cho thấy bạn có thể bị loãng xương, bao gồm:
• Đau xương và cơ: đặc biệt là ở vùng cổ, lưng và hông. Cơn đau có thể gia tăng khi thực hiện các hoạt động hàng ngày hoặc khuân vác đồ nặng.
• Giảm chiều cao: mất khả năng duy trì chiều cao, xương cột sống bị co lại hoặc gãy, làm giảm chiều cao.
• Dễ gãy xương: người bị loãng xương dễ gặp chấn thương gây gãy xương từ những va chạm nhẹ. Các khu vực có nguy cơ bị gãy xương cao như cổ đùi, cột sống và cổ tay.
• Vận động kém: loãng xương có thể làm giảm sự linh hoạt của xương, dễ bị té ngã dẫn tới gãy xương
Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào trên đây, hãy đi khám bác sĩ để được kiểm tra.
Đo mật độ xương (BMD) để xác định hàm lượng canxi và các khoáng chất có trong xương. Kỹ thuật này có thể giúp chẩn đoán loãng xương và theo dõi tình trạng bệnh theo thời gian.
• Đo mật độ xương thường được khuyến nghị cho:
• Phụ nữ sau mãn kinh
• Phụ nữ trên 65 tuổi và nam giới trên 70 tuổi
• Người có nguy cơ cao mắc loãng xương, chẳng hạn như người hút thuốc lá, uống rượu bia, hoặc có tiền sử gia đình mắc bệnh.
Dưới đây là một số thông tin hữu ích cho bệnh nhân loãng xương:
1. Chế độ ăn uống:
• Ăn nhiều thực phẩm giàu canxi. Canxi có nhiều trong các thực phẩm như sữa, sữa chua, phô mai, rau lá xanh và cá mòi.
• Ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin D giúp cơ thể hấp thu canxi. Vitamin D có nhiều trong ánh nắng mặt trời, cá béo và lòng đỏ trứng.
• Hạn chế ăn muối để giảm lượng canxi bài tiết qua nước tiểu
2. Tập thể dục:
• Tập thể dục thường xuyên giúp tăng cường sức mạnh cho cơ và xương
• Thực hiện các hoạt động hằng ngày vừa sức, tránh mang vác quá nặng hoặc sai tư thế.
3. Bỏ hút thuốc lá:
• Người hút thuốc lá có nguy cơ gãy xương cao hơn so với người không hút.
4. Hạn chế uống rượu bia:
• Uống rượu bia quá nhiều làm giảm quá trình tái tạo xương của cơ thể và cản trở hấp thu canxi.
5. Điều trị:
• Nhóm thuốc bisphosphonat (alendronat, risedronat, zoledronic acid, ibandronat) là lựa chọn đầu tay trong điều trị loãng xương. Bằng cách ức chế sự hủy xương, bisphosphonat giúp duy trì khối lượng xương và làm giảm tỷ lệ gãy xương cột sống, xương đùi lên đến 50%.
• Calcitonin: được sản xuất từ một loại hormone tuyến giáp và được chấp thuận để điều trị loãng xương ở phụ nữ sau mãn kinh và những người không thể dùng hoặc không dung nạp được các loại thuốc điều trị loãng xương khác.
• Denosumab: là một loại kháng thể đơn dòng chống lại RANKL (chất hoạt hóa thụ thể kappa-B), làm giảm hủy xương do tế bào hủy xương.
• Romosozumab: là chất ức chế sclerostin, ngăn chặn tác động của protein, giúp cơ thể tăng cường hình thành xương mới cũng như làm chậm quá trình mất xương.
6. Dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ
• Tuân thủ chỉ định của bác sĩ để đảm bảo việc sử dụng thuốc an toàn và mang lại hiệu quả tốt nhất
• Định kỳ kiểm tra mật độ xương để đánh giá mức độ loãng xương và quyết định liệu pháp điều trị phù hợp
Khám sức khỏe định kỳ hoặc tham gia các chương trình tầm soát sức khỏe để kịp thời phát hiện và điều trị bệnh loãng xương.
7. Phòng ngừa té ngã:
• Té ngã là nguyên nhân hàng đầu gây gãy xương ở người bệnh loãng xương. Có nhiều biện pháp phòng ngừa té ngã, bao gồm:
• Sử dụng thảm chống trượt trong nhà tắm.
• Lắp đặt tay vịn ở cầu thang.
• Mang giày dép chống trượt.
Các chuyên gia Chăm Sóc Sức Khỏe Việt tầm soát loãng xương 151 miễn phí cho người dân Việt Nam. Ảnh: ADCrew
Hy vọng những thông tin này hữu ích cho bạn. Bạn có thể phòng ngừa loãng xương cho bản thân và ba mẹ, người thân bằng cách theo dõi Fanpage Chăm Sóc Sức Khỏe Việt Việt để nhận thông tin tư vấn từ các chuyên gia hàng đầu.
Theo thông tin của Bộ Y tế, tại Việt Nam, cứ 100 trường hợp tử vong thì có 77 người tử vong do các bệnh không lây nhiễm (BKLN). Mặc dù nguy hiểm, nhưng các BKLN có thể được phòng chống hiệu quả thông qua việc kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ. Đó là lý do Davipharm - thành viên của Tập đoàn Adamed, hợp tác suốt 4 năm qua với Bộ Y tế trong công tác phòng ngừa, phát hiện sớm và điều trị các BKLN tại Việt Nam như tăng huyết áp, đái tháo đường, loãng xương, rối loạn mỡ máu, bệnh gút..., thông qua chương trình "Chăm sóc sức khỏe Việt" miễn phí cho cộng đồng.
Tìm hiểu thêm về chương trình tại:
https://www.facebook.com/ChamSocSucKhoeVietBKLN
Thông tin liên hệ: https://davipharm.info/
Nguồn: Ban Dự Án Chăm Sóc Sức Khỏe Việt.