SỨC KHỎE » Chăm sóc sức khỏe

Cháo bồ câu làm tăng ham muốn cho cả đàn ông và phụ nữ

Thứ bảy, 15/02/2014 08:48

Chim bồ câu (Columba livia domestica Gmelin) thuộc họ Bồ câu (Columbidae), tên khác là bồ câu nhà, chim câu, là loài chim nuôi rộng rãi khắp các châu lục, từng gia đình có thể nuôi chim bồ câu để sử dụng.

Theo Đông y, chim bồ câu có vị mặn, tính bình, hơi ấm, không độc, có tác dụng bổ ngũ tạng, tăng cường khí huyết, mạnh dương, trừ cam tích, kích thích tiêu hóa nên được liệt vào loại thuốc quý với tên thuốc là cáp điểu hay gia cáp gồm thịt chim (cáp điểu nhục), tiết chim (cáp điểu huyết), phân chim (cáp điểu phẩn) và trứng chim (cáp điểu noãn) cũng được dùng.  Sách “Bản Thảo Cương Mục” của danh y Lý Thời Trân có viết: “Thịt chim bồ câu rất nổi tiếng là có tính kích thích công năng tình dục mạnh mẽ”. Kể cả trứng chim bồ câu có tác dụng bổ thận, ích khí. Nhưng sử dụng hiệu quả nhất vẫn là chim bồ câu non (ra ràng), dưới 1 tháng tuổi. 

Chim bồ câu ra ràng.

Theo các nhà dinh dưỡng, lượng protein chứa trong thịt chim cao tới 24.4%, cao hơn 3% so với thịt gà, 4% so với thịt bò, 13.3% so với thịt dê. Nhưng hàm lượng chất mỡ chỉ có 0.73%.... Đồng thời trong thịt chim bồ câu còn có các loại Vitamin A, Vitamin B1, B2, E và nhiều nguyên tố vi lượng là loại nguyên liệu tạo máu.  Thịt chim câu rất thích hợp với thể trạng người cao tuổi, phụ nữ sau khi sinh, phụ nữ bị lãnh cảm, trẻ em phát triển chậm, dùng dưới dạng nấu cháo rồi ăn nóng. Trong dân gian chim bồ câu còn có tác dụng chữa được một số bệnh. Ở Trung Quốc, người ta dùng chim bồ câu cùng với những dược liệu khác dưới dạng món ăn – vị thuốc khá phổ biến để bổ tỳ, tăng cường, bồi bổ khí huyết, nhất là cho người mới ốm dậy. Tiết chim: Chứa nhiều chất đạm, chất sắt, huyết sắc tố, có vị ngọt, mặn, mùi tanh, tính ấm, có tác dụng giải độc, điều kinh. 

Chim bồ câu ra ràng nướng.

Để chữa kinh nguyệt không đều, kinh bế lâu ngày không thông, lấy tiết chim trộn với bột xơ mướp đốt tồn tính làm thành bánh, phơi khô; khi dùng, tán nhỏ, ngày uống hai lần, mỗi lần 8g với rượu vào lúc đói. Để chữa chứng liệt dương, thiếu máu, hoa mắt hay choáng váng, gỗi mõi, lưng đau…, lấy chim bồ câu ra ràng 1 con và chim sẻ 5 con, làm thịt, bỏ lòng ruột, cắt nhỏ, sấy khô giòn, tán bột mịn; đỗ trọng 120g sao tồn tính, tán nhỏ cùng với muối rang 4g. Trộn đều các bột, luyện với mật ong làm thành viên bằng hạt ngô. Ngày uống hai lần, mỗi lần 15 viên với nước ấm (thuốc bổ thận tráng dương). Trứng chim bồ câu có vị ngọt, chua, mặn, tính bình, có tac dụng ích khí, giải độc…Chim bồ câu ra ràng được chế biến các món như hấp, nướng, nấu cháo, chiên giòn…, đều thơm ngon và nhiều dinh dưỡng, rât có lợi cho sức khỏe mọi người. 

Chim bồ câu hấp xôi

Đặc biệt, xương chim bồ câu rất mềm, giàu sinh tố Chondroizin có thể sánh với nhung hươu, thường xuyên ăn sẽ tăng hoạt lực tế bào da, tăng tính đàn hồi da, tăng tuần hoàn máu, phụ nữ thương xuyên ăn bồ câu ra ràng khiến làn da tươi nhuận, hồng hào, trẻ trung. Trong gan tạng chim bồ câu có loại sinh tố mật tốt nhất có thể giúp cơ thể hấp thụ cholesterol. Hơn nữa cholesterol trong thịt chim bồ câu rất thấp có thể phòng ngừa bệnh xơ cứng động mạch. 

Bát chim bồ câu hấp hạt sen thơm ngon, bổ dưỡng.

Món cháo bồ câu ra ràng có tác dụng bổ dưỡng, tạo thêm “dũng khí” cho cánh mày râu và “thích yêu” của phụ nữ được nấu như sau: Chim bồ câu ra ràng 1 con, làm thịt, bỏ ruột, chặt nhỏ; hoàng kỳ 30g, câu kỷ tử 30g, phơi khô, thái nhỏ, trộn đều, thêm nước, hấp cách thủy cho chín nhừ, thêm gia vị, rồi ăn cái, uống nước. Cứ 3 ngày ăn một lần. Dùng 3-5 lần. Đễ chữa đái tháo đường, lấy thịt bồ câu 1 con nấu chín với mộc nhĩ trắng 15g hoặc hoài sơn 30g và ngọc trúc 20g. Ăn cái, uống nước làm một lần trong ngày… Trong đời sống thường ngày ta có thể hầm chim bồ câu ra ràng với đỗ xanh, nếp hương, mộc nhĩ, và các gia vị thông thường cho ta được món ăn ngon, bổ dưỡng, rẽ và rất tốt cho mọi lứa tuổi.

Bát chim bồ câu hầm thuốc bắc thơm ngon, bổ dưỡng.

Với những thông tin đáng tin cậy nói trên, rõ ràng, bồ câu ra ràng là vị thuốc “thần kỳ”, là loại “sâm cầm” rất quý và giàu dinh dưỡng cho mọi người. Hơn nữa, chim bồ câu ra ràng hiện nay khá rẽ và được xem là nguồn dinh dưỡng tin cậy, an toàn trong tương lai bởi vì bồ câu chủ yếu chỉ ăn lúa, gạo, ngô, đậu xanh (ngũ cốc ”sạch”)… Hiện nay, trong mỗi gia đình đều có thể nuôi bồ câu nhốt, vì vốn ban đầu ít, chăm sóc đơn giản nhờ bồ câu có khả năng miễn dịch rất tốt; đầu ra ổn định; tốc độ phát triển của bồ câu rất nhanh và nuôi bồ câu không cần diện tích lớn rất phù hợp với xu thế diện tích đất vườn của nông dân ngày càng thu hẹp trong tiến trình đô thị hóa. Tuy nhiên, người nuôi cần chọn mua con giống ở các trại nuôi bồ câu có uy tín, thương hiệu, để đàn bồ câu nuôi được an toàn, phát triển tốt, mang lại hiệu quả cao.

Theo Danviet.vn