Mùa đông có rất nhiều loại rau non tươi như bắp cải, củ cải, su hào, cà rốt... Đặc biệt tốt cho sức khỏe, được mệnh danh là rau "trường thọ" là mùng tơi.
Loại rau này có hương vị giòn, tươi mát, lá dày, mọng nước và nhiều chất nhầy, giàu canxi, selen, vitamin, protein và các chất dinh dưỡng khác.
Mùng tơi có giá trị dinh dưỡng cực cao, lại bán khá rẻ.
Selen là khoáng chất vi lượng có tên gọi đầy đủ là Selenium. Mặc dù chỉ chiếm một lượng nhỏ trong cơ thể nhưng đây lại là khoáng chất rất cần thiết và có khả năng giúp tăng cường sức khỏe đáng kể.
Mùng tơi có hàm lượng selen cao có thể cải thiện khả năng miễn dịch, bổ máu và dạ dày, ngăn ngừa các bệnh khác nhau.
Selen còn giúp củng cố hệ miễn dịch khi chống lại các loại bệnh tật rất hiệu quả.
Nếu một người thiếu hụt Selen sẽ có nguy cơ dễ mắc các bệnh như tiểu đường, đột quỵ, xơ vữa động mạch, suy tim, xơ gan... và thậm chí là ung thư.
Do đó, bác sĩ khuyên nên ăn nhiều các thực phẩm có selen, trong đó có rau mùng tơi. Người cao tuổi càng nên ăn loại rau này để bồi bổ sức khỏe.
Loại rau có hàm lượng selen cao có thể cải thiện khả năng miễn dịch, bổ máu và dạ dày, ngăn ngừa nhiều căn bệnh. Đặc biệt rau mùng tơi có thể chế biến đa dạng món ăn như nấu canh, luộc, xào, trộn salad...
Trong Đông y, mồng tơi có tính hàn, vị chua, không độc, đi vào 5 kinh tâm, tì, can, đại trường, tá tràng, giúp lợi tiểu, tán nhiệt, giải độc, làm đẹp da, trị rôm sảy, mụn nhọt. Trong sách cổ có ghi rau mồng tơi có vị chua, hàn, hoạt, không độc, dùng tán nhiệt, lợi đại tiểu trường.
Là một loại rau vua với nhiều công dụng như vậy, nhưng người Việt Nam ít dùng rau mồng tơi làm thuốc mà sẽ dùng để nấu canh ăn cho mát, vừa dễ ăn, dễ chế biến.
Ở Inđônexia, người dân dùng rau mùng tơi để trị táo bón cho trẻ bị và dùng cho phụ nữ đẻ khó. Người ta còn dùng quả mồng tơi đỏ để nhuộm đỏ các loại mứt, làm màu thực phẩm, hoặc để làm hồng má/môi
Ở Ấn Độ, Bangladesh dùng rau mồng tơi điều trị các bệnh thiếu máu do loại rau này chứa nhiều sắt, chống viêm, lợi tiểu, đường ruột.
Những ai không nên ăn rau mùng tơi?
Người bị sỏi thận
Trong rau mồng tơi cũng chứa lượng Axit Oxalic, Purin cao, khi ăn nhiều rau mồng tơi, các axit này sẽ chuyển hóa thành Axit Iric, làm tăng nồng độ Canxi Oxalat trong nước tiểu, chất này tích tụ dần sẽ tăng nguy cơ bị sỏi thận và với người đang bị sỏi thận, bệnh sẽ càng thêm nghiêm trọng.
Người bị gout
Với người bị gout, việc ăn quá nhiều rau mồng tơi có chứa hàm lượng Purin cao sẽ làm tăng Axit Uric và dẫn đến tình trạng ứ đọng tinh thể muối trong cơ thể, khiến bệnh gout nặng thêm. Vì thế, người bị gout không hoặc hạn chế tối đa việc ăn rau mồng tơi để sức khỏe tốt hơn.
Người bị bệnh dạ dày
Rau mồng tơi có chứa nhiều chất xơ, người bị bệnh dạ dày nếu ăn lượng lớn rau mồng tơi, quá trình chuyển hóa lượng chất xơ này trong cơ thể sẽ mất nhiều thời gian, tạo gánh nặng cho dạ dày.
Bạn thường sẽ cảm thấy đầy bụng, khó tiêu và thậm chí là chuột rút khi ăn nhiều rau mồng tơi, tình trạng này đặc biệt nghiệm trọng khi người ăn bị dạ dày.