Củ cải chứa nhiều vitamin B và nhiều loại khoáng chất có lợi cho sức khỏe. Dù là loại củ cải đường màu tím, màu đỏ hay màu trắng thì đều rất tốt để điều trị một số bệnh tật trong cơ thể bạn.
Tốt cho não
Củ cải đường là thực phẩm tuyệt vời cho sức khỏe não bộ và cũng là một món ăn ưa thích của nhiều chị em phụ nữ. Một nghiên cứu tại Đại học Wake Forest đã chỉ ra lượng nitrat cao trong củ cải có thể làm tăng lượng máu đến não, do đó làm cải thiện chức năng tâm thần, tăng cường sức khỏe não bộ, thậm chí bảo vệ tế bào não trong nhiều năm.
Củ cải luộc - tốt hơn cả thuốc dạ dày
Vitamin C ở trong củ cải có thể giúp bài trừ chất thải ở trong cơ thể, thúc đẩy cơ thể trao đổi chất cũ mới, đặc biệt là củ cải trắng hoặc củ cải nước giàu chất xúc tác có tác dụng thúc đẩy tiêu hóa. Thông thường, chất xúc tác có khả năng hấp thụ tinh bột trong thực phẩm, càng có thể hóa giải thức ăn tích trữ trong dạ dày, có tác dụng tiêu hóa rất tốt, phòng chống được đau dạ dày và loét dạ dày.
Giảm Cholesterol
Củ cải đường đã được chứng minh là có khả năng làm giảm cholesterol trong cơ thể. Trong một nghiên cứu cho thấy chế độ ăn uống nhiều củ cải đường sẽ làm giảm mức cholesterol huyết thanh và nồng độ chất béo trung tính, tăng đáng kể HDL cholesterol (cholesterol tốt).
Bảo vệ gan khỏe mạnh
Củ cải đường có chứa các hoạt tính sinh học betain, hỗ trợ chức năng gan khỏe mạnh. Khi gan hoạt động tốt, chất béo được chia nhỏ một cách hiệu quả, giúp giảm cân và ngăn ngừa mệt mỏi và buồn nôn.
Giảm đau
Điều này là do củ cải có chức năng lợi tiểu, có thể dùng để tẩy trừ sưng viêm, chất cay kháng khuẩn còn có thể hoạt lạc gân cốt, có hiệu quả giảm đau.
Mùa đông nếu đau mỏi cơ bắp hoặc đau khớp, có thể trực tiếp lấy củ cải gọt vỏ, lấy vỏ đắp lên chỗ đau, cũng có thể bỏ vỏ củ cải vào trong một cái túi vải để chườm nóng. Khi bị đau răng, có thể đặt túi chườm nóng lên bề mặt da trên má, cũng có thể dùng bông tăm nhúng vào nước củ cải và đắp vào chỗ răng đau.
Giảm huyết áp
Nước củ cải đường cho thấy làm giảm huyết áp. Nghiên cứu này đã được thực hiện trên các tình nguyện viên khỏe mạnh. Khoảng 3 giờ sau khi các tình nguyện viên này uống 500 ml nước ép củ cải đường, huyết áp đã giảm đáng kể.
Nguyên nhân do củ cải đường có hiệu ứng tương quan với sự gia tăng nồng độ nitrit trong huyết tương mà nitrit là thành phần làm giảm huyết áp.
Vì thế, nếu bạn có huyết áp cao, bạn chỉ cần uống 250ml nước ép củ cải đường là đã có thể có hiệu ứng này.
Phòng chống bệnh tim mạch
Betaine, một dưỡng chất được tìm thấy trong củ cải đường và một số loại thực phẩm khác giúp làm giảm homocysteine huyết tương. Đây là một yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch.
Ăn củ cải sống - nhuận phổi
Củ cải tính mát có công dụng nhất định trong việc trị ho, nhuận phổi, đặc biệt là vào mùa đông, một số người thường xuất hiện nhiều đờm khô, phổi cũng không được thoải mái, lúc này ăn một ít củ cải sẽ có tác dụng hỗ trợ trị liệu.
Liều thuốc phục hồi cơ thể
Ở Pháp, đã có nhiều thí nghiệm về việc sử dụng số lượng lớn của nước củ cải đường nhằm hỗ trợ phục hồi cho những bệnh nhân có các bệnh ác tính. Tại Đức, nước ép củ cải đường thậm chí còn được chiết xuất đóng sẵn trong chai và nó được sử dụng như một thứ nước giúp phục hồi cơ thể trong thời gian nghỉ dưỡng.
Lưu ý:
Củ cải đường và đặc biệt là rau củ cải đường có chứa hàm lượng oxalate. Do đó những bệnh nhân bị bệnh sỏi thận nên tránh ăn củ cải đường.
Củ cải đường có chứa nitrat và khi chúng được nấu chín, lượng nitrit trong củ cải đường tăng lên. Các nitrit này có thể kết hợp với hợp chất amin trong dạ dày của bạn hình thành nitrosamine - một trong những chất được biết đến gây ung thư.