SỨC KHỎE » Chăm sóc sức khỏe

Đại học năm 2017 bỏ điểm sàn nhưng Cao đẳng lại sẽ có điểm sàn?

Thứ sáu, 16/12/2016 13:05

Tỉ lệ sinh viên của Việt Nam khoảng 250 sinh viên/1 vạn dân, do vậy Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết khâu tuyển sinh năm 2017 sẽ "mở" đầu vào siết chặt "chuẩn đầu ra".

Theo Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ, để nâng cao chất lượng giáo dục các Trường Đại học Việt Nam chính là việc tạo điều kiện cho các Trường đại học tự chủ. Mấu chốt của việc tự chủ của Trường Đại học là ở các khâu từ ngưỡng điểm tuyển sinh đầu vào, thu chi tài chính, tuyển dụng nhân sự và vận hành bộ máy quản lý theo cách quản trị tự chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý Nhà nước. Tuy nhiên, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã khẳng định, không phải trường nào thích tự chủ cũng được, tự chủ phải gắn với điều kiện tự chủ, trách nhiệm giải trình và việc mở rộng tự chủ cũng phải thực hiện cẩn trọng.

Các Trường Cao đẳng sẽ phản ứng thế nào nếu bỏ điểm sàn Đại học?

Vừa qua, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết, trong dự thảo quy chế tuyển sinh năm 2017, Bộ xác định tăng cường quyền tự chủ của các Trường, Bộ GD&ĐT sẽ không giới hạn đầu vào tuyển sinh nhưng các Trường phải công khai các điều kiện đảm bảo chất lượng để xã hội biết và giám sát.

Phản ứng đầu tiên của các Trường Cao đẳng Y Dược là nếu bỏ điểm sàn Đại học tức là ngưỡng đảm bảo đầu bảo tuyển sinh có thể sẽ hút hết thí sinh của hệ cao đẳng. Do vậy, các Trường Cao đẳng Y Dược Hà Nội lo ngại rằng đầu vào Đại học quá dễ thì ai dại gì mà đi học Cao đẳng Dược, Điều Dưỡng, Xét nghiệm…. Điều này có thể khiến một số người cảm thấy thất vọng vì nó cho thấy các Trường Cao đẳng Y tế chưa sẵn sàng chấp nhận cạnh tranh và chưa dám tự tin vào năng lực cạnh tranh của Trường mình khi các Trường ĐH thực sự được tự chủ?

Theo ý kiến của các chuyên gia Giáo dục thì nếu bỏ điểm sàn Đại học sẽ giúp cho lộ trình “giảm” số lượng các Trường Cao đẳng Dược một cách nhanh chóng và một số Trường Cao đẳng sẽ trở thành cơ sở hoặc phân hiệu của các Trường ĐH hoặc đóng cửa nếu không tuyển sinh được. Như vậy, các Trường Cao đẳng Y Hà Nội vốn đã khó nay càng khó khăn hơn trong vấn đề tuyển sinh năm 2017.

Mới đây, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã lấy ý kiến dự thảo quy định, quy chế tuyển sinh Cao đẳng Y Dược năm 2017 với ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào các môn xét tuyển từ 5,5 điểm trở lên. Các Trường Cao đẳng Y tế sẽ căn cứ kết quả thi THPT quốc gia năm 2017 của thí sinh để xét tuyển Cao đẳng Y Dược, Xét Nghiệm… theo Điều 17 của Dự thảo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định về ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào để đưa ra phương án tuyển sinh riêng cho Trường nhưng không thấp hơn ngưỡng quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

Trước các thông tin Bộ GD-ĐT dự thảo bỏ điểm sàn Đại học năm 2017 vô hình chung ngưỡng đảm bảo chất lượng Đại học sẽ THẤP HƠN yêu cầu ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu hệ Cao đẳng theo quy chế Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội?

Theo ban pháp chế Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: Năm 2017 sẽ là một năm đầy khó khăn cho hệ thống các Trường Cao đẳng Y tế vừa mới được Bộ GD&ĐT bàn giao sang cho Bộ LĐ TB&XH quản lý Nhà nước. Để nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ Y tế, Bộ LĐ TB&XH đã dự thảo ngưỡng đảm chất lượng bảo đầu vào thực chất đây là điểm sàn với yêu cầu điểm các môn xét tuyển phải đạt từ 5,5 trở lên. Trong khi đó Bộ GD&ĐT lại dự thảo bỏ điểm sàn Đại học như vậy thì các Trường Đại học Y Dược sẽ vét cạn nguồn thí sinh năm 2017. Mặt khác người dẫn cũng lo lắng nếu không có điểm sàn ĐH tức ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào hệ Đại học Y Dược thì sau này xã hội cũng sẽ lo lắng về chất lượng khám chữa bệnh mỗi khi đến Bệnh viện.

HX (Theo Giadinhvietnam.com)
Tin nổi bật
Tin cùng chuyên mục
Tin Video
Tin mới