Nguy cơ ngộ độc thực phẩm không chỉ đến từ độc tố của các vi sinh vật gây bệnh hay các loại hoá chất dùng để tẩm ướp, bảo quản mà còn có thể đến từ sự kết hợp không đúng cách những loại thực phẩm, dẫn đến những phản ứng không tốt cho sức khoẻ, thậm chí có thể gây nguy hại đến tính mạng.
Thực phẩm chứa chất axít hay kiềm cần có một số loại enzyme nhất định để tiêu hoá. Nếu trộn lẫn những thực phẩm khác loại với nhau có thể gây khó tiêu cho người ăn, sinh đầy hơi trướng bụng và thậm chí còn có thể gây ra một số căn bệnh như viêm khớp, kích nhu động ruột, ung thư…
Các loại trái cây nên ăn riêng biệt vì chúng được tiêu hóa rất nhanh. Nếu dùng chung trái cây với bất kỳ loại thực phẩm nào khác như bột ngũ cốc hoặc thịt, sẽ tạo ra phản ứng, trái cây bị lên men làm phát sinh những loại khí độc hại. Không trộn trái cây để ăn chung với khoai tây.
Cà chua không nên ăn kèm với những sản phẩm từ sữa, dưa hấu, dưa chuột, khoai lang, khoai tây. Lý do là cà chua chứa nhiều chất pectin và nhựa phenolic, ăn cùng với khoai lang sẽ hình thành chất khó tiêu, rất dễ dẫn đến đau bụng; tiêu chảy và rối loạn tiêu hóa.
Ăn cà chua và dưa chuột cùng một lúc, vitamin C trong cà chua sẽ bị phân hủy và bị phá hủy bởi các enzyme catabolic trong dưa chuột. Không ăn chung khoai lang và trái hồng, vì tinh bột trong khoai lang tạo với tanin và pectin trong trái hồng nhiều vị toan, hình thành sỏi bám trong dạ dày, nếu tình trạng nặng sẽ gây loét và chảy máu dạ dày. Những người bị đau dạ dày phải chú ý hơn để tránh ăn cùng lúc những món này.
Không ăn dưa hấu chung với những loại trái cây khác, vì dưa hấu không thể tiêu hoá hoàn toàn nếu được dùng kèm với bất kỳ một loại trái cây nào. Không dùng trứng chung với trái cây.
Trứng gà không thể ăn cùng với thịt thỏ. Nguyên nhân là bởi vì thịt thỏ có tính hàn, trứng cũng thuộc nhóm thực phẩm này, cả hai đều có chứa một số chất có hoạt tính sinh học khi ăn với nhau sẽ xảy ra phản ứng kích thích đường tiêu hóa, gây tiêu chảy.
Sữa và các sản phẩm từ sữa không kết hợp với những loại trái cây có họ cam, quít. Vừa mới uống sữa xong liền ăn quýt, sẽ ảnh hưởng đến sự tiêu hóa, hấp thụ, hơn nữa còn gây ra chướng bụng, đau bụng, tiêu chảy. Đó là do protein trong sữa gặp các acid có trong cam, quýt, sẽ xảy ra đông kết, từ đó ảnh hưởng đến sự tiêu hóa và hấp thụ của sữa. Chỉ nên ăn cam, quýt sau khi uống sữa 1 tiếng đồng hồ.
Những thực phẩm kỵ với sữa bao gồm: cá, thịt, các loại dưa, sữa đông, bánh mì, củ cải, trái anh đào.Sữa không nên uống cùng socola. Sữa giàu protein và canxi, còn socola lại chứa nhiều axit oxalic. Khi ăn chung với nhau, canxi từ sữa và axit oxalic có thể kết hợp và tạo thành canxi olate không hòa tan khiến khó tiêu hóa, tiêu chảy.
Sữa chua không nên kết hợp với thịt xông khói, giămbông, xúc xích vì các loại thực phẩm này có chứa nitrate để bảo quản, khi nitrate gặp các acid hữu cơ lactic, citric, tartaric, malic có trong sữa chua sẽ tạo thành nitrosamine gây ung thư. Sữa chua không nên kết hợp với thuốc uống ví dụ như kháng sinh, bởi vì sự kết hợp đó sẽ giết chết hoặc gây nguy hại cho vi khuẩn acid lactic trong sữa.
Sữa đậu nành và trứng gà giàu protein, rất tốt cho những người già, người bệnh suy nhược cơ thể... nhưng không nên dùng chung, vì trong sữa đậu nành có protidaza kiềm chế protein trong trứng gà, ảnh hưởng đến tiêu hóa, gây khó tiêu, đầy bụng.Hải sản ăn chung với nho, lựu hoặc hồng dễ dẫn buồn nôn, trướng bụng, đau và tiêu chảy.
Các loại trái cây này có chứa tanin khi kết hợp với protein trong hải sản có thể tạo ra chất không hòa tan và khó tiêu. Chỉ ăn các loại quả này sau 4 giờ khi đã dùng hải sản. Đừng bao giờ đun nấu mật ong. Với những món ngọt hay món tráng miệng, chỉ nên cho mật ong vào giai đoạn cuối, khi chuẩn bị tắt bếp.
Không kết hợp mật ong với đậu nành và tào phớ, mật ong chứa axit formic nên khi gặp đậu nành có nhiều protein sẽ gây ra hiện tượng kết tủa gây khó tiêu; mật ong chứa đường gặp tào phớ có chứa thạch cao, tạo vón cục, đông cứng trong dạ dày, làm người ăn khó thở, hụt hơi, có thể dẫn tới hôn mê.
Đặc biệt, nếu nạn nhân có bệnh tim mạch thì rất nguy hiểm. Đối với những thức ăn có nhiều đạm hoặc tinh bột, cần dùng chúng riêng biệt từng loại, vì hai chất này không thể kết hợp cùng nhau. Thí dụ: cần ăn khoai tây, thịt heo, cơm, thịt gà riêng biệt.
Quan điểm này nghe có vẻ bất thường, nhưng để hệ tiêu hóa hoạt động trong điều kiện tốt nhất, bạn nên ăn những thực phẩm chứa nhiều kiềm và axít vào những thời điểm khác nhau.