SỨC KHỎE » Chăm sóc sức khỏe

Đau bụng nôn mửa và tiêu chảy? Làm thế nào để giảm các triệu chứng sau khi ngộ độc thực phẩm

Thứ tư, 10/11/2021 21:59

Bạn đã bao giờ bị nôn mửa và tiêu chảy nghiêm trọng do ăn thức ăn thừa hoặc thực phẩm hết hạn sử dụng? Đây là biểu hiện điển hình của ngộ độc thực phẩm, nói chung bệnh có thể thuyên giảm trong một hoặc hai ngày nhưng cũng có thể gây ra các triệu chứng khá khó chịu.

Trong hầu hết các trường hợp, ngộ độc thực phẩm không kéo dài, có thể tự khỏi nhờ điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý.

Các bác sĩ cho rằng trong những trường hợp bình thường, chúng ta có thể gặp các triệu chứng ngộ độc thực phẩm trong vòng vài giờ sau khi ăn thực phẩm bị nhiễm vi sinh vật có hại. Các triệu chứng phổ biến nhất bao gồm buồn nôn và nôn, ớn lạnh, sốt, tiêu chảy, suy nhược, bụng co thắt... Các triệu chứng này có thể xuất hiện kết hợp với nhau.

Làm thế nào để giảm các triệu chứng sau khi ngộ độc thực phẩm? (Ảnh minh họa)

Các bác sĩ cho rằng thực phẩm để quá lâu, không được làm nóng đúng yêu cầu hoặc tiêu thụ quá hạn là những nguyên nhân phổ biến gây ngộ độc thực phẩm. Thực phẩm dễ gây ra ngộ độc thực phẩm nhất bao gồm:

- Thịt gà và thịt gia cầm sống khác.

(Ảnh minh họa)

- Sữa chưa tiệt trùng.

- Trứng sống.

- Cá và động vật có vỏ.

- Bánh mì đóng gói sẵn.

- Nhân bánh như bánh nướng, bánh bao...

Ngoài ra, trong quá trình chế biến thực phẩm, nếu người chế biến không sạch sẽ, để vi khuẩn gây bệnh có thể nhiễm vào thực phẩm, gây ngộ độc thực phẩm.

Vậy chúng ta cần làm gì khi không may bị ngộ độc thực phẩm?

Gây nôn

(Ảnh minh họa)

Nếu ngộ độc thực phẩm xảy ra trong vòng trước 6 giờ thì lúc đó thức ăn vẫn còn trong dạ dày người bệnh. Vì vậy, nếu bệnh nhân còn tỉnh táo, cần kích thích cho bệnh nhân càng ói nhiều càng tốt để tống hết thức ăn ngộ độc ra ngoài và có thể kích thích bằng cách ngoáy nhẹ họng hay cho uống nước muối loãng.

Uống nhiều nước và nghỉ ngơi

(Ảnh minh họa)

Sau khi người bệnh nôn và đi ngoài thì cơ thể sẽ bị mất nước. Chính vì vậy cần tiến hành bù nước cho người bệnh bằng cách cho uống nhiều nước lọc, uống nước oresol hoặc uống nước gạo rang để bù nước cho người bệnh.

Dùng chất trung hòa

Nếu người bị ngộ độc do những chất acid có thể dùng những chất kiềm chủ yếu như: nước xà phòng 1%, nước magie oxyt 4%, cứ cách 5 phút cho người bệnh uống 15ml. Tuy nhiên, tuyệt đối không được dùng nước muối để tránh hình thành C­­O2 làm thủng dạ dày cho bệnh nhân có tiền sử loét dạ dày. Nếu người bị ngộ độc do chất kiềm thì cho uống dung dịch acid nhẹ như: dấm, nước quả chua…

Giang Nguyễn (Theo Thuơng Hiệu và Pháp Luật)
Tin nổi bật
Tin cùng chuyên mục
Tin Video
Tin mới