SỨC KHỎE » Chăm sóc sức khỏe

Chọn dầu nấu ăn nào tốt nhất cho sức khỏe?

Thứ sáu, 10/01/2020 07:05

Trên thị trường có những loại dầu phổ biến là: dầu đậu phộng, dầu hạt cải, dầu đậu nành, dầu cọ, dầu ô liu, mỡ lợn, ... Vậy chọn loại dầu nấu ăn nào tốt cho sức khỏe hơn?

Dầu là một nguyên liệu cần thiết để nấu ăn trong mỗi gia đình. Trước đây, có rất ít loại dầu để lựa chọn, còn ngày nay trên thị trường được bày bán rất nhiều loại dầu khác nhau từ các loại thực vật phong phú. Và trong các loại dầu: dầu hạt cải, dầu đậu phộng, dầu đậu nành..., được bày bán phổ biến thì loại dầu nào tốt nhất cho sức khỏe? Hãy lắng nghe chia sẻ từ chuyên gia dinh dưỡng.

Có rất nhiều loại dầu như: dầu đậu phộng, dầu đậu nành, dầu ngô, dầu hạt cải, dầu trộn, dầu ô liu... chọn dầu nấu ăn nào tốt cho sức khỏe nhất?

Dầu ô liu

Nếu muốn sử dụng dầu để ăn trực tiếp lành mạnh, thông thường dầu ô liu sẽ có giá trị dinh dưỡng cao hơn một chút so với các loại dầu khác.

Nhưng nếu bạn sử dụng dầu ô liu để nấu ăn hoặc chiên, thì khi chiên nấu dưới tác động của nhiệt độ cao (vì nó chứa nhiều chất chống oxy hóa) sẽ dễ dàng tạo ra các chất có hại cho sức khỏe.

Dầu ô liu thích hợp để ăn mát, không thích hợp để nấu ăn, đặc biệt là dầu ô liu nguyên chất

Nếu bạn phải chọn dầu ô liu để nấu ăn, thì bạn phải chọn dầu ô liu tinh chế, nhưng giá đắt hơn và không phù hợp với hầu hết mọi người.

Dầu pha trộn:

Hiện nay, nhiều người thích sử dụng dầu pha trộn để nấu ăn, mặc dù có chứa nhiều thành phần dầu và giá đắt hơn các loại dầu khác, nhưng loại dầu này không có lợi cho sức khỏe và người bình thường không nên chọn dầu trộn để sử dụng.

Các loại dầu khác như: Dầu cọ và dầu dừa

Các loại dầu như dầu cọ và dầu dừa thường có giá rẻ hơn, nhưng vì các axit béo bão hòa trong chúng cao hơn, nên không phù hợp để nấu ăn hàng ngày. Tuy nhiên, dầu cọ và dầu dừa cũng có những ưu điểm của chúng như chịu được nhiệt độ cao. Nếu bạn muốn làm đồ chiên hoặc nướng ở nhiệt độ cao, thì sử dụng dầu cọ và dầu dừa sẽ phù hợp hơn.

Mặc dù dầu cọ và dầu dừa rất ngon, nhưng nó có những rủi ro lớn đối với sức khỏe. Bạn không nên ăn thường xuyên hoặc ăn với số lượng lớn cùng một lúc, bởi nó có thể là mối đe dọa không tốt cho sức khỏe.

Những loại dầu nấu ăn được sử dụng phổ biến nhất hiện nay là: dầu hạt cải, dầu đậu phộng, dầu đậu nành và dầu ngô. Các loại dầu này phù hợp hơn cho việc nấu ăn, chiên rán hàng ngày. Đây cũng là những loại dầu có giá trị dinh dưỡng cao hơn mỡ lợn. Nên ăn với lượng vừa phải từ khoảng 2 muỗng dầu, tương đương dưới 30g mỗi ngày sẽ tốt hơn cho sức khỏe.

Dầu hướng dương, dầu ngô và dầu mè đều là loại dầu tốt cho sức khỏe trong việc sử dụng để nấu ăn.

Nói chung để nấu ăn, nên sử dụng dầu hạt cải và các loại dầu ăn khác như: dầu hướng dương, dầu ngô và dầu mè, sẽ tốt hơn cho sức khỏe.

Xét về hương vị ngon: Dầu hạt cải và dầu đậu phộng (lạc) ngon nhất, tiếp theo là dầu dầu ngô và dầu trộn đậu nành có hương vị nhẹ hơn.

Sử dụng dầu ăn đúng và tốt cho sức khỏe:

- Sử dụng dầu đúng cách. - Lượng dầu rất quan trọng: Giới hạn hàng ngày của bất kỳ loại dầu ăn nào cũng là khoảng 25ml. Những người đang lao động chân tay nặng nhọc hoặc tập thể dục nặng có thể ăn 30ml mỗi ngày.

- Ăn quá nhiều dầu có thể dẫn đến ung thư, huyết áp cao, tăng lipid máu, viêm khớp, bệnh mạch vành,... Vì vậy, cần kiểm soát đúng lượng dầu khi ăn dù là bất kì loại dầu nào.

- Ngoài ra, điều đáng chú ý là, không nên mua dầu ở những chợ bán buôn bán lẻ hoặc chợ cóc bên ngoài ngoài, bởi không cẩn thận có thể mua phải dầu giá rẻ, dầu không đảm bảo chất lượng. Cách tốt nhất là nên mua dầu ở những siêu thị lớn để đảm bảo an toàn hơn.

- Không nên mua chai dầu quá lớn cho mỗi lần mua, vì thời hạn sử dụng của dầu ăn không lâu. Nếu để một thời gian dài hoặc nơi thiếu ánh sáng sẽ rất dễ bị ôi, đặc biệt là dầu ô liu.

- Theo các chuyên gia dinh dưỡng, nên chọn nước hoặc hơi nước khi chế biến món ăn như: món hầm, hấp, ninh sẽ tốt hơn cho sức khỏe. Không nên ăn nhiều thức ăn chiên rán, đặc biệt là món chiên rán ở nhiệt độ cao bốc khói có thể sinh ra các peroxit lipid gây ung thư.

Autran (Theo Thuơng Hiệu và Pháp Luật)