SỨC KHỎE » Chăm sóc sức khỏe

Dấu hiệu cảnh bảo bạn đã mắc căn bệnh cứ 7 giây có 1 người chết

Chủ nhật, 13/11/2016 15:09

Bệnh tiểu đường có thể gặp ở bất cứ ai, bất kể tuổi tác, chủng tộc, giới tính, lối sống. Vậy làm thế nào để nhận biết dấu hiệu ban đầu của bệnh tiểu đường?

Các dấu hiệu cảnh báo bệnh tiểu đường có thể giống hoặc khác nhau ở mỗi người bị. Tuy nhiên, một số dấu hiệu cảnh báo chung của bệnh tiểu đường là:

  1. Đi tiểu quá nhiều

Lượng nước tiểu bình thường ở một người là 1,5l. Nếu gần đây bạn đột nhiên đi tiểu nhiều hơn bình thường với lượng nước tiểu lên đến 2,5l (gần gấp đôi bình thường), rất có thể bạn có dấu hiệu của bệnh tiểu đường.

Vì gia tăng số lần đi tiểu và lượng nước tiểu thải ra được xem như là kết quả của nỗ lực đẩy lượng đường dư thừa ra ngoài của cơ thể. Khi bạn có lượng đường trong máu cao bất thường, thận rút nước từ các mô để pha loãng lượng đường trong máu để cơ thể của bạn có thể đào thải đường qua nước tiểu. Các tế bào cũng đang bơm nước vào máu để giúp đẩy đường ra ngoài và thận không thể hấp thu bớt chất lỏng này trong thời gian lọc mà kết quả là khiến bạn đi tiểu nhiều hơn. Đi tiểu quá nhiều cũng có thể gây mất nước, khiến bạn thèm uống nước nhiều hơn. 2. Khát nước quá nhiều

Những cơn khát nước quá mức này thường đi chung với việc gia tăng số lần đi tiểu. Khi cơ thể pha loãng đường và tìm cách đẩy hết đường ra ngoài qua việc đi tiểu, cơ thể cũng cần nạp thêm nước và khiến bạn khát khô cổ.

Nhiều người đã trải qua mô tả cảm giác này là cơn khát không cách nào dập tắt được. Để giữ nước, bạn sẽ uống thật nhiều nước và thật tai hại nếu bạn lại dập cơn khát bằng những thức uống có đường như soda, nước trái cây... lượng đường sẽ tăng vọt lên cao. 3. Mệt mỏi cực độ Cơ thể cần năng lượng để hoạt động, nguồn gốc chính của năng lượng chính là glucose (đường). Insulin - một hormone của tuyến tụy sẽ lấy đường từ máu đưa vào các tế bào để sản xuất năng lượng. Tuy nhiên, nếu bạn bị tiểu đường, hoặc tuyến tụy không sản xuất đủ insulin, hoặc cơ thể vẫn sản xuất đủ insulin, nhưng các tế bào không thể sử dụng nó, điều này được gọi là kháng insulin. Tất cả đều dẫn đến các tế bào sẽ không có năng lượng để hoạt động, kết quả là bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi và mệt mỏi cực độ. Thường thì mệt mỏi sẽ được cho là đói nên khiến bạn ăn nhiều hơn.

4. Đói quá mức Đây không phải là cơn đói thật sự mà là cơn đói đi cùng sự mệt mỏi vì các tế bào đang chết đói. Đường vẫn có trong máu nhưng tế bào kháng insulin, không thể nhận được glucose nên có thể gây ra kích thích tố đói mà cho não rằng bạn đang đói. Ăn quá nhiều có thể làm vấn đề phức tạp thêm vì có thể làm tăng lượng đường trong máu. 5. Tê hoặc ngứa ở cánh tay hoặc cẳng chân Tê, ngứa hoặc có cảm giác tay chân như bị các cây kim chích vào được xem là bệnh lý về thần kinh. Nguyên nhân là bị rối loạn dây thần kinh gây ra bởi bệnh tiểu đường. Giữ đường huyết trong phạm vi bình thường có thể giúp ngăn chặn bệnh nặng lên và làm giảm các triệu chứng. Trường hợp các triệu chứng nặng hơn và dai dẳng, cần đến bệnh viện kiểm tra và điều trị kịp thời. 6. Vết đứt và bầm tím lâu lành Khi máu chứa nhiều đường, hệ thần kinh và hệ tuần hoàn hoàn toàn bị ảnh hưởng. Lưu thông máu kém có thể khiến cho máu khó đến được các khu vực bị ảnh hưởng, làm chậm lại quá trình chữa bệnh. Nếu bạn nhận thấy rằng mình đã có một vết cắt hoặc vết bầm tím rất lâu mới khỏi, đó có thể là dấu hiệu của lượng đường trong máu cao. 7. Tầm nhìn kém Mờ mắt có thể bắt nguồn từ nguyên nhân lượng đường trong máu cao. Việc cơ thể tập trung chất lỏng ở các tế bào để pha loãng đường và đẩy chúng ra khỏi cơ thể có thể khiến cơ thể thiếu nước, làm cho mắt bị khô, không thể tập trung nhìn nên tầm nhìn bị ảnh hưởng. Một số dấu hiệu và triệu chứng khác Một số người bị tiểu đường có những dấu hiệu ít gặp hơn, ví dụ như: + Giảm cân và tăng không rõ ràng + Rối loạn chức năng cương dương + Khô, ngứa da + Nhiễm trùng thường xuyên (chẳng hạn như nhiễm nấm men ở phụ nữ) + Khó chịu, cáu kỉnh, dễ bực bội + Khô miệng (một dấu hiệu của sự mất nước do đi tiểu nhiều)

+ Hơi thở có mùi trái cây hoặc có mùi

Bệnh tiểu đường là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 6 trong số các nguyên nhân hàng đầu gây tử vong; đứng hàng thứ 4 trong số các nguyên nhân gây tử vong do các bệnh không lây nhiễm và là nguyên nhân đứng hàng thứ 2 gây mù lòa ở người trưởng thành. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, tính đến tháng 11/2013, trên thế giới đã có khoảng 382 triệu người mắc bệnh tiểu đường, kèm theo những dạng biến chứng mới gây tàn tật, đe dọa tính mạng. Trong 10 năm qua, ở Việt Nam số bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường đã tăng đến 211% với gần 5 triệu người mắc và cứ 10 ca thì có 6 ca được chuẩn đoán có biến chứng.

Nguyên tắc ăn uống cơ bản cho bệnh tiểu đường

Nếu bạn bị bệnh tiểu đường, hãy ăn uống theo kế hoạch, ăn đơn giản trong đó bao gồm:

- Ăn uống đều đặn trong suốt cả ngày.

- Hãy ăn rau là phần chính của bữa ăn. Lượng rau chiếm ít nhất một nửa đĩa cơm tại cả bữa trưa và bữa tối.

- Cần giảm bớt khi ăn các bữa ăn chính và bữa ăn nhẹ, vì ăn quá nhiều có thể dẫn đến tăng cân và làm cho bệnh tiểu đường khó quản lý.

- Ăn các khẩu phần nhỏ các chất xơ carbohydrate trong mỗi bữa ăn. Ví dụ các loại thực phẩm carbohydrate chất xơ là: bánh mì ngũ cốc nguyên hạt, ngũ cốc (như yến mạch, mì ống, gạo lứt, trái cây và rau có bột (như ngô, khoai lang và khoai tây).

- Giảm chất béo hoặc các sản phẩm từ sữa ít chất béo. Hãy tìm những sản phẩm chứa ít đường. Trái cây tươi là một lựa chọn tốt.

- Chọn thịt nạc hay thịt gà không da và gà tây, cá, trứng, các loại đậu (đậu, đậu lăng), đậu phụ và các loại hạt tốt cho người bệnh tiểu đường.

- Hạn chế các chất béo không lành mạnh (bão hòa) được tìm thấy trong thực phẩm như: sữa, bơ, kem, mỡ và thịt chế biến, thực phẩm chiên, bánh ngọt, bánh ngọt, và các loại thực phẩm có chứa dầu cọ và dầu dừa.

- Một số các chất béo (không bão hòa) khỏe mạnh như; ô liu, dầu canola hoặc dầu hướng dương, bơ thực vật không bão hòa đơn hoặc không bão hòa đa, dầu cá, bơ, hạt giống và các loại hạt.

- Dầu cá là lựa chọn tuyệt vời cho sức khỏe tim mạch. Bao gồm các loại cá béo như cá hồi (đóng hộp hoặc tươi), cá mòi, cá thu, cá trích hoặc cá ngừ ăn ít nhất 2-3 lần mỗi tuần.

- Người bị bệnh tiểu đường tránh kẹo và đồ uống ngọt (nước ngọt, nước uống thể thao, nước thơm và đồ uống nhiều năng lượng).

- Đừng thêm muối khi nấu ăn hoặc giảm việc sử dụng các loại thực phẩm nhiều muối.

- Hạn chế uống rượu.

Autran (Theo Giadinhvietnam.com)