SỨC KHỎE » Chăm sóc sức khỏe

Để thuyên giảm bệnh gút, liệu pháp dinh dưỡng là chìa khóa, và phải hiểu nguyên tắc “2 cao 3 thấp”

Thứ ba, 14/09/2021 13:50

Biến chứng bệnh gout nguy hiểm khôn lường. Người bệnh không chỉ bị những cơn đau dữ dội tấn công mà các khớp còn bị viêm, cứng đờ, biến dạng. Có bệnh nhân bị biến chứng nặng đến mức phải tháo khớp, thay khớp.

Gút cũng là một loài bệnh giống như viêm khớp, thường gặp ở đàn ông ngoài 50, có hàm lượng protein trong cơ thể bị giảm dẫn tới việc tăng lượng axít uríc trong máu.Chất axít uríc này có thể kết tinh lại và các tinh thể như những mũi kim chọc vào các sợi gân ở các khớp, gây sưng tấy và đau buốt. Chúng còn có thể có tác dụng như thế ở thận và ở các mô mỡ dưới da. Cơn đau có thể kéo dài từ vài giờ tới vài ngày.

Nếu bạn được chẩn đoán là đang mang căn bệnh gout thì có nghĩa là bạn phải quan tâm đến cách sinh hoạt của mình để hạn chế các triệu chứng của bệnh gout và giảm các cơn đau do bệnh gout gây ra. Chìa khóa ở đây là giảm sự tích tụ axit uric bằng cách áp dụng những thói quen tích cực trong ăn uống, đặc biệt phải tuân thủ nguyên tắc "2 cao, 3 thấp" dưới đây.

"Cao" đầu tiên, uống nhiều nước

Nước là một trong những liệu pháp chữa bệnh hiệu quả. Vì vậy, uống nước nhiều sẽ mang lại cho bạn những tác dụng tuyệt vời trong việc duy trì sức khỏe. Nước sẽ giúp cơ thể đào thải các chất độc và các chất cần đào thải khác ra ngoài một cách hiệu quả. Nước có vai trò quan trọng trong việc xử lý axit uric dư thừa và đưa nó ra khỏi cơ thể qua nước tiểu. Vì vậy, uống nhiều nước sẽ giảm hiện tượng tích tụ axit uric dư thừa trong cơ thể, từ đó ngăn chặn những đau đớn do bệnh gout gây ra.

"Cao" thứ hai, ăn nhiều trái cây và rau quả

Mỗi ngày bệnh nhân gout nên ăn khoảng 1000 g rau xanh và 4-5 quả các loại. Nhưng nên tránh các loại quả chua, dưa muối như đã nói ở trên. Hoặc các loại nấm, măng, giá đỗ cũng có thể làm nồng độ axit uric trong máu của bệnh nhân.

Khuyến khích sử dụng các loại rau củ nghèo purin, giàu chất xơ như xà lách, cà rốt, bắp cải, dưa chuột… Những thực phẩm giàu chất xơ nói chung làm chậm quá trình hấp thu đạm nên giảm sự hình thành axit uric.

Nên cung cấp đủ lượng vitamin B và vitamin C cho cơ thể qua thực phẩm như khoai lang, bơ, bí ngô, yến mạch…

"Thấp đầu tiên" - hạn chế ăn thịt đỏ

Thịt đỏ (bò, heo, dê…) chứa hàm lượng chất dinh dưỡng cao gồm chất chất đạm (protein), vitamin E, B6, B12, chính hàm lượng protein rất cao, sẽ dẫn đến tăng nồng độ axit uric trong máu, là nguyên nhân gây ra bệnh gout. Chưa kể các món ăn chế biến từ thịt đỏ sẽ trải qua quá trình tiêu hóa dưới xúc tác của enzym, khiến các nhân purin trong thịt đỏ chuyển hóa thành axit uric.

Dù vậy, cũng không nên kiêng khem tuyệt đối thịt đỏ, bởi cơ thể cũng cần nguồn năng lượng rất nhiều từ thịt. Bạn nên duy trì sử dụng thịt đỏ ở một lượng vừa phải, chỉ nên ăn tối đa 2 lần/tuần, không quá 100gr/ngày. Bạn nên chế biến thịt đỏ chín kỹ, chế biến ở dạng luộc, kho hay hấp sẽ tốt hơn ăn nướng, chiên xào, hạn chế được lượng mỡ tối đa nạp vào cơ thể.

"Thấp thứ hai" - hạn chế thực phẩm gốc purin

Tránh thực phẩm giàu đạm có gốc purin Những thực phẩm có chứa nhiều purin sẽ làm tăng khả năng tích tụ axit uric bên trong cơ thể và gây ra bệnh gout. Chính vì thế, để phòng tránh cũng như điều trị thì người bệnh nên tránh sử dụng những thực phẩm có chứa nhiều purin như hải sản, các loại lòng, tim, gan, thận, óc.

"Thấp thứ ba" - hạn chế rượu bia

Các nghiên cứu đã chứng minh, rượu có vai trò làm tăng nguy cơ khởi phát cơn gout cấp. Uống rượu làm giảm chức năng của gan thận, gây rối loạn chuyển hóa… Do đó người bị bệnh gout nên bỏ rượu bia là tốt nhất.

Giang Nguyễn (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)
Tin nổi bật
Tin cùng chuyên mục
Tin Video
Tin mới