1. Nhiễm trùng đường tiết niệu Nhiễm trùng đường tiết niệu xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập vào bàng quang qua niệu đạo. Bệnh nhiễm trùng có thể xảy ra do rất nhiều lý do, ví dụ như do bệnh tiểu đường, sử dụng kháng sinh quá mức, mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục, sau phẫu thuật hoặc thậm chí do mặc quần áo bẩn hoặc dùng nước bẩn, kém vệ sinh... Trong trường hợp này, bạn không chỉ bị đi tiểu thường xuuyên mà còn có thể cảm thấy đau đớn, rát, buốt... Trong trường hợp này, bạn cần đi khám ngay lập tức, nếu để lâu, tình trạng nhiễm trùng có thể nặng hơn, gây nguy hiểm không nhỏ cho sức khỏe. 2. Sa bàng quang
Sa bàng quang là căn bệnh thường gặp ở nhóm phụ nữ sau khi sinh, thường xuất hiện do cơ sàn chậu hông và dây chằng đỡ bàng quang bị suy yếu vì stress.
Nếu mắc bệnh ho mạn tính như ở nhóm hút thuốc, nâng vật nặng béo phì, mãn kinh thì bệnh tình lại thêm trầm trọng. Hiện tượng thường thấy là đi tiểu liên tục, đi tiểu xong vẫn chưa thấy dễ chịu, đau bộ phận sinh dục, đau âm đạo và đau lưng. Nếu ở thể nhẹ nên áp dụng liệu pháp luyện tập, ở thể nặng phải dùng liệu pháp thay thế estrogen, thậm chí cả phẫu thuật. 3. Bệnh tiểu đường không kiểm soát Khi lượng đường trong máu không được kiểm soát sẽ gây tổn thương đến hệ thần kinh, gây mất cảm giác, không điều khiển cơ bắp dẫn đến đi tiểu nhiều, són tiểu. Nhằm giúp bàng quang làm việc tốt, những người có dấu hiệu không kiểm soát tiểu tiện nên đi khám, thay đổi lối sống, ăn uống cân bằng khoa học và dùng thuốc để đưa lượng đường huyết về ngưỡng tối ưu, hạn chế các biến chứng nan y do tiểu đường gây ra cho sức khỏe. 4. Viêm bàng quang kẽ Viêm bàng quang kẽ hay còn gọi là hội chứng đau bàng quang, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống tình dục của phụ nữ, nguyên nhân đến nay khoa học vẫn chưa biết rõ. Nó đi kèm với hội chứng rối loạn giấc ngủ, đau nửa đầu, trầm cảm và các chứng đau khác, gây mệt mỏi kinh niên. Dấu hiệu dễ nhận thấy là đi tiểu liên tục, đau vùng chậu hông, tiểu tiện trên 7 lần/ngày. Ngoài ra nó còn gây đau khi có kinh, đau khi hoạt động tình dục, khi sức khỏe cơ thể suy giảm....
Cho đến nay căn bệnh này vẫn chưa có thuốc điều trị và vậy bác sĩ khuyến cáo nên thay đổi lối sống, duy trì cuộc sống khoa học, hạn chế thực phẩm gây kích thích bàng quang như rượu, bia và nhóm thực phẩm cay nóng. 5. Uống nhiều nước Đôi khi, tình trạng đi tiểu liên tục có thể chỉ là do uống quá nhiều nước. Khi thời tiết rất nóng, bạn có thể muốn uống nhiều chất lỏng để hết khát và giữ cho cơ thể đủ nước. Nhưng uống nhiều nước lại chính là một trong những nguyên nhân khiến bàng quang đầy lên nhanh chóng. Và theo đúng "quy tắc hoạt động", khi bàng quang đầy, nó sẽ thúc đẩy nhu cầu đi vệ sinh của bạn. Trong trường hợp này thì bạn không nên quá lo lắng. Bạn có thể uống giảm lượng nước đi một chút để xem tình hình có thay đổi không. Nếu trong trường hợp không uống nhiều nước mà vẫn đi tiểu nhiều thì bạn nên đi khám vì nguyên nhân lúc này không còn là bình thường nữa. 6. Ung thư Ung thư có thể xuất hiện trong bàng quang, xương chậu thận, niệu đạo. Ung thư tế bào chuyển tiếp của bể thận và niệu đạo là căn bệnh khá phổ biến. Hiện tượng thường thấy của ung thư bàng quang là có máu trong nước tiểu, đau khi đi tiểu, cần đi tiểu gấp nhưng lại không có nước. Phần lớn ở đàn ông, khối u ung thư gây tắc đường nước tiểu và đôi khi đi tiểu không kiểm soát được. Khi xuất hiện các hiện tượng này cần đi khám bác sĩ và qua các phép thử test đặc biệt bác sĩ sẽ biết được khối u lành tính hay ác tính.