Ăn canh quá nóng
Mùa đông trời rét, nhiều người thích thú khi được ăn cơm có bát canh nóng hổi bên cạnh. Tuy nhiên việc ăn canh quá nóng lại không hề tốt cho cơ thể. Bởi vòm họng, thực quản và niêm mạc dạ dày chỉ chịu được độ nóng khoảng 50 - 60 độ C. Vượt quá ngưỡng này, vòm họng sẽ bị tổn thương, gây nhiệt miệng, nóng dạ dày, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ tiêu hóa.
Các nhà khoa học khuyên bạn nên ăn canh ở nhiệt độ vừa ấm, giúp cho cơ thể và hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
Ăn canh quá nhanh
Món canh trông thật hấp dẫn khiến bạn khó mà dừng lại việc liên tục húp "sùm sụp"? Thực ra điều này không giúp bạn thưởng thức trọn vẹn vị ngon của món canh, mà đến khi cảm thấy no nghĩa là bạn đã nạp vào lượng canh quá mức cần thiết.
Lúc đó, bạn sẽ chẳng thể nào ăn thêm được các món ăn khác mà còn bị nặng bụng, khó chịu, ảnh hưởng đến cân nặng nữa.
Hãy ăn canh từ từ để thưởng thức trọn vẹn hương vị, cũng là để cơ thể có đủ thời gian tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng, bạn nhé!
Hầm canh quá lâu
Một cuộc thí nghiệm cho thấy, nếu bạn ninh các thực phẩm giàu protein như cá, thịt gà, thịt bò trong 6 tiếng đồng hồ, dù món canh trông rất ngon nhưng hàm lượng protein chỉ còn 6-15%, 85% còn lại được lưu giữ trong cặn canh. Điều đó có nghĩa là, dù hầm canh trong thời gian dài thì dinh dưỡng của thịt cũng không hoàn toàn được tiết ra nước canh. Vì vậy tốt nhất nên sử dụng lượng thịt thích hợp sau khi ăn canh.
Vừa ăn vừa chan canh
Việc vừa ăn vừa chan canh đang tăng gánh nặng cho dạ dày. Bởi việc chan canh sẽ khiến cho bạn lười nhai và nuốt nhanh hơn, thức ăn vẫn ở dạng thô khiến hệ tiêu hóa phải làm việc căng thẳng, lâu dài sẽ dẫn đến bệnh đau dạ dày.
Các chuyên gia sức khỏe khuyên bạn nên ăn vài thìa canh trước khi nhai cơm và thức ăn để giúp cho niêm mạc của đường tiêu hóa tránh được kích thích của các loại thức ăn thô, cứng, giúp hấp thụ tốt hơn.