Thời điểm cạo râu
Không nên cạo râu trước khi tắm, da khi vừa mới cạo râu xong có rất nhiều vết xước nhỏ mắt thường không nhìn thấy, khá nhạy cảm, nếu tắm ngay lúc này, các chất kích thích do sữa tắm, dầu gội đầu và cả nước nóng dễ gây nhức nhối khó chịu ở chỗ vừa cạo râu, thậm chí mẩn đỏ.
Cạo râu trước khi vận động cũng không thích hợp, vì khi đó, tuần hoàn máu của cơ thể tăng nhanh, lượng mồ hôi lớn sẽ kích thích phần da bạn vừa cạo xong, gây khó chịu, thậm chí nhiễm trùng.
Cách cạo
Rửa mặt thật sạch bằng nước ấm trước khi cạo để vừa thanh trùng da mặt, vừa mở rộng lỗ chân lông, giúp lưỡi dao "thanh toán chiến trường" gọn nhẹ.
- Cạo bằng dao hay bằng máy tùy ý thích mỗi người nhưng lưỡi dao phải bén và nhất là sạch. Đừng quên sạch râu không quan trọng bằng sạch mặt, vì cạo mà khiến da sau đó bội nhiễm thì không nên.
- Cạo râu bao giờ cũng theo chiều của sợi râu. Cạo ngược lại là nguyên nhân gây tổn thương lỗ chân… râu.
- Rửa bằng nước lạnh sau khi cạo râu để vừa nhanh chóng đóng kín lỗ chân lông, vừa trấn an cảm thụ thần kinh trước hàng loạt kích ứng kéo qua kéo lại của lưỡi dao trên mặt da.
- Thoa dung dịch sau khi cạo (after shave) loại có cồn để sát trùng da, nhưng nếu độ cồn quá cao sẽ dễ gây kích ứng và làm da quá khô.
- Sau khi cạo râu nên thoa mỏng lớp kem dưỡng da, loại có 5-10% vitamin E, để mượn công năng “2 trong 1”, vừa chống viêm tấy dị ứng trên mặt da, vừa bảo vệ cấu trúc khỏe mạnh của lớp dưới da.
Cạo râu và làm sạch đúng cách
- Chú ý vệ sinh, dùng bàn chải làm sạch lưỡi dao và các bề mặt tiếp xúc của máy cạo râu điện.
- Máy cạo râu điện thường được sử dụng trong môi trường khô ráo, thông thường khi cạo râu, nên giữ cho mặt khô thoáng, tuy nhiên cũng có thể sử dụng lưỡi dao cạo điện và nước cạo râu chuyên dụng, để làm mềm râu.
- Sau khi cạo xong, đừng quên chăm sóc da.
- Để tránh cho vi khuẩn sinh sôi, không thể thiếu công tác vệ sinh làm sạch sau khi sử dụng.