SỨC KHỎE » Chăm sóc sức khỏe

Điều nên và không nên khi chăm sóc răng miệng cho bà bầu

Thứ sáu, 24/04/2015 21:46

Chăm sóc răng miệng là một vấn đề cần thiết mà các bà bầu cần có hiểu biết. Bởi việc chăm sóc răng miệng của bạn ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Chăm sóc răng miệng là điều rất quan trọng, đặc biệt là lúc bạn đang mang thai. Sức khỏe răng miệng của phụ nữ mang thai ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi. Vì vậy, để con được khỏe mạnh, bạn nên chú ý đến việc chăm sóc răng miệng.

Bệnh răng miệng của mẹ ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi

Nhiễm trùng răng là một bệnh truyền nhiễm và có thể được truyền từ mẹ sang con. "Các nhà nghiên cứu cho thấy có một mối liên hệ giữa sức khỏe răng miệng của người mẹ trong thời kỳ mang thai và sự phát triển sâu răng ở trẻ nhỏ. Nó ảnh hưởng đến 1 trong 10 trẻ em dưới 6 tuổi trên toàn cầu", bác sĩ Jaradi ở Mumbai, Ấn Độ nói.

Bệnh răng miệng của phụ nữ trong thời gian mang thai có thể dẫn đến con bị sinh non, trọng lượng cơ thể nhẹ. Trong thực tế, nếu bạn bị bệnh nướu răng trong thời gian mang thai, bạn có nhiều khả năng sinh em bé sớm hơn phụ nữ có nướu răng khỏe mạnh gấp 6 lần.

Những vấn đề phụ nữ nên làm để chăm sóc răng miệng

Nên chữa các bệnh về răng trước khi mang thai: Chăm sóc răng miệng được ưu tiên hàng đầu trong quá trình thụ thai. Bạn nên hẹn gặp bác sĩ nha khoa để biết về tình trạng răng của bạn, nên điều trị sâu răng và nhiễm trùng răng sớm.

Các bà bầu nên biết cách chăm sóc răng miệng hợp lý

Chăm chải và vệ sinh thường xuyên: Bạn nên đánh răng 1 giờ sau các bữa ăn để loại bỏ thức ăn bám trên răng. Hoặc dùng chỉ nhà khoa 1 lần một ngày. Bệnh viêm lợi có thể phát triển do thay đổi hormone trong thời gian mang thai. Vì vậy, hãy giữ cho răng miệng của bạn sạch sẽ.

Súc miệng thường xuyên: Nếu bị ốm nghén, bạn phải súc miệng kỹ sau nôn. Nếu muốn làm sạch răng miệng kỹ hơn thì bạn hãy đánh răng. Bởi vì thức ăn dính trên răng khi nôn có thể dẫn đến nồng độ axit trong miệng cao và tác dụng xấu trên răng.

Nên theo dõi những gì bạn ăn: Trái cây tươi, rau quả, sản phẩm từ sữa tốt cho răng miệng. Ngoài ra, ăn các loại thực phẩm giàu chất xơ như ngũ cốc và các loại hạt cũng rất tốt. Ăn bột yến mạch hoặc bánh mì cho bữa sáng sẽ giảm độ chua trong miệng.

Uống đủ nước: Uống đủ lượng nước có rất nhiều lợi ích sức khỏe trong quá trình mang thai và tốt cho răng miệng của bạn. Nước loại bỏ các độc tố ra khỏi khoang miệng và giữ cho nướu răng khỏe mạnh. Thêm một ly sữa mỗi ngày cũng có thể giúp tăng lượng canxi của bạn và cải thiện sức khỏe răng miệng.

Bà bầu nên ăn nhiều trái cây và rau xanh để tốt cho răng miệng

Những vấn đề phụ nữ mang thai không nên làm để bảo vệ răng

Không nên chữa bệnh răng miệng khi mang thai: Các liều thuốc sử dụng trong điều trị nha khoa có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Đừng tránh đánh răng khi chảy máu: Ngay cả khi bạn chảy máu răng thì bạn cũng đừng tránh việc đánh răng. Bạn nên chọn một chiếc bàn chải mới mềm mại hơn.

Hạn chế ăn đồ ngọt: Không nên ăn đồ ngọt quá nhiều trong quá trình mang thai vì nó có thể khiến bạn tăng cân nhanh và không tốt cho răng miệng. Để giữ răng, nướu khỏe mạnh, bạn nên nhai kẹo cao su không đường sau mỗi bữa ăn.

Không tự trị bệnh răng miệng: Khi bị đau răng, chảy máu răng, hãy đến gặp nha sĩ để tư vấn và nhờ sự giúp đỡ chứ không được tự điều trị ở nhà.

Thu Trang (Theo Giadinhvietnam.com)