SỨC KHỎE » Chăm sóc sức khỏe

Đột quỵ gây tử vong nhiều hơn ung thư ở Việt Nam: 5 sai lầm khi tắm vào mùa đông khiến ai cũng có thể bị đột quỵ

Thứ hai, 14/12/2020 09:57

Việc tắm tưởng đơn giản nhưng làm sai có thể gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của chúng ta, thậm chí có thể dẫn đến đột quỵ.

Trên thế giới cứ 6 giây có 1 người đột quỵ, 6 triệu người tử vong mỗi năm. Tại Việt Nam, đột quỵ là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên cả ung thư. Mỗi năm có khoảng 200.000 người tử vong do đột quỵ.

Đột quỵ là bệnh lý của não bộ do mạch máu não tắc nghẽn hoặc vỡ ra. Trong đó đột quỵ thiếu máu (mạch máu bị tắc nghẽn khiến máu không lên não được) chiếm khoảng 80%.

Theo bác sĩ Thắng có 3 nguyên nhân cơ bản nhất gây đột quỵ thiếu máu là: xơ vữa động mạch, mạch máu bị xơ vữa gây hẹp, tắc nghẽn máu không lưu thông lên máu được.

Ngoài ra đột quỵ còn do các bệnh lý khác như: bệnh lý về tim, tăng huyết áp. Một số trường hợp liên quan tới rối loạn đông máu. Thậm chí, những sai lầm khi tắm cũng có thể dẫn đến đột quỵ.

Những sai lầm khi tắm vào mùa đông gây ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí gây đột quỵ

Tắm nước quá nóng

Vào mùa đông, nhiều người thích tắm nước thật nóng để làm ấm, làm sạch cơ thể tốt hơn. Tuy nhiên, tắm nước quá nóng sẽ khiến lớp dầu tự nhiên trên da bị rửa trôi và làm da trở nên khô ráp, nứt nẻ. Thậm chí nước nóng còn có thể khiến da của bạn bị bỏng, tổn thương, gây đỏ rát. Do đó nhiệt độ thích hợp của nước để tắm vào mùa đông là từ 24-29 độ.

Tắm quá lâu

Việc tắm nước ấm nóng trong mùa đông có thể giúp cơ thể thư giãn. Tuy nhiên, bạn không nên tắm quá lâu. Trong phòng tắm đóng kín cửa rất dễ bị thiếu oxy, cung cấp máu đến tim không đủ và có thể gây ra tình trạng tức ngực.

Người cao tuổi, khả năng hoạt động của tim không tốt dễ bị thiếu oxy, gây co thắt động mạch vành, gây thiếu máu cơ tim, rối loạn nhịp tim và có thể dẫn tới đột tử.

Do đó, dù là người già, trẻ nhỏ hay thanh niên khỏe mạnh, chúng ta cũng không nên tắm quá lâu. 15 phút là thời gian hợp lý.

Tắm khi mệt mỏi

Nhiều người cho rằng đi tắm khi mệt mỏi sẽ khiến tinh thần thoải mái, sảng khoái, tỉnh táo hơn. Tuy nhiên, trong lúc đang mệt, tuần hoàn máu và lưu thông khí huyết trong cơ thể bạn giảm mạnh. Tắm vào lúc này, đặc biệt là tắm bằng nước lạnh sẽ khiến bạn mệt hơn và dễ bị cảm lạnh, choáng váng.

Tắm ngay sau khi ăn

Sau khi ăn, cơ thể cần một lượng máu lớn đến hệ tiêu hóa. Do đó, tắm ngay lập tức sẽ làm ảnh hưởng đến lưu thông máu tới hệ tiêu hóa và gây ra bệnh dạ dày tá tràng. Ngoài ra, não và tim không được cung cấp đủ máu cũng dễ gây ra biến chứng nguy hiểm. Bạn nên tắm trước khi ăn cơm khoảng 1 tiếng hoặc nghỉ khoảng 2 tiếng sau khi ăn cơm rồi mới đi tắm.

Tắm vào ban đêm

Dù tắm đêm vì bất cứ lý do gì thì hành động này cũng rất dễ khiến bạn bị đột quỵ. Nguyên nhân dẫn đến đột quỵ khi tắm đêm có thể là do đau thắt ngực, tai biến mạch máu não…

Những người bệnh đã có sẵn các bệnh lý của đột quỵ như: cao huyết áp, tim mạch, mỡ máu cao và một số bệnh lý nền nguy hiểm khác thường có nguy cơ bị đột quỵ do tắm đêm cao hơn những người khác. Những người có tiền sử mắc bệnh tim mạch hoặc huyết áp nên hạn chế tắm vào buổi sáng sớm và đêm muộn. Đây là hai thời điểm được coi là nguy hiểm nhất trong ngày, nhiệt độ xuống thấp và huyết áp lên cao. Sự thay đổi huyết áp đột ngột trong khi tắm có thể gây thiếu máu cục bộ, dẫn tới đột quỵ và nhồi máu cơ tim. Trường hợp nặng có thể dẫn tới tử vong trong khi tắm hoặc ngay sau khi tắm.

Ngay cả với những người còn trẻ tuổi, sức khỏe tốt cũng không nên chủ quan bởi tắm đêm có thể khiến mạch máu bị co lại, nhất là khi tắm nước lạnh khiến việc lưu thông máu khó khăn, từ đó dễ gây ra đau đầu, đau vai gáy, lâu dần sẽ thành bệnh đau đầu kinh niên.

Hoàng Khuông (TH) (Theo Thuơng Hiệu và Pháp Luật)
Tin nổi bật
Tin cùng chuyên mục
Tin Video
Tin mới