Việc giải rượu bằng nước cam chanh là câu chuyện được truyền miệng khá phổ biến. Tuy nhiên theo các chuyên gia thì việc này nên cẩn trọng.
Lý do là nước cam chanh có tính axit có thể kết hợp với thức ăn và rượu trong dạ dày làm tình trạng nôn nhiều hơn và có thể tổn thương dạ dày.
Thứ nước mà nên cho họ uống lúc này là nước dừa, nước lọc, nước ép...
Khi say rượu, đừng nên uống nước cam hay chanh.
Nước dừa
Uống một ly nước dừa tươi mát ngay sau khi say và thêm vài ly nữa vào ngày hôm sau sẽ giúp cơ thể hồi phục nhanh chóng hơn.
Nước dừa giúp bù nước và cung cấp chất điện giải để cơ thể khỏe hơn sau sau khi bạn đã mệt mỏi vì quá chén.
Nước ép trái cây
Các chất như fructose, axit tartaric, chất điện giải,… trong nước trái cây giúp giảm nồng độ cồn trong cơ thể, bù đắp những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể phục hồi năng lượng sau khi quá chén.
Thêm vào đó, nước ép trái cây còn làm dịu dạ dày, kìm hãm các cơn buồn nôn, giúp các cơ bắp thư giãn, tạo sự thoải mái, giảm cơn đau đầu do say xỉn.
Một số loại nước ép trái cây giải rượu tiêu biểu có thể kể đến đó là: cà chua, cóc, nho, táo, dưa hấu,…
Trà gừng
Một trong những nguyên liệu giải rượu bia nhanh chóng không thê bỏ qua đó chính là gừng. Hãy cắt vài lát gừng bỏ vào cốc nước ấm nóng ngâm một lúc. Sau đó thêm lá bạc hà hoặc ít nước chanh.
Bên cạnh đó, bạn cho vào một vài thìa mật ong rồi khuấy đều để có thể dễ dàng uống hơn. Nước uống từ gừng sẽ hỗ trợ tiêu hóa thức uống có cồn, xua tan cảm giác khó chịu, nôn nao khi quá chén.
Nước lọc
Giải rượu bằng nước lọc là một trong những phương pháp thông dụng và đơn giản nhất có thể áp dụng. Nước sẽ giúp bạn thải ra bớt chất cồn trong cơ thể và làm dịu dạ dày của bạn.
Để giải rượu thì bạn cần uống thật nhiều nước, tốt nhất là uống trước khi, trong khi, và sau khi uống rượu. Sau bữa nhậu, nên uống hai ly nước trước khi đi ngủ.
Một mẹo hay mà bạn nên biết là nước ấm có khả năng giải rượu tốt hơn nước lạnh. Có thể uống ngay khi cảm thấy mình bắt đầu có dấu hiệu say để giúp làm giảm các triệu chứng khó chịu trong sáng hôm sau.
Trong trường hợp người say có những triệu chứng như bất tỉnh, gọi không biết, co giật, tay chân yếu, nói ngọng, thở khò khèn, đờm dãi nhiều trong miệng, tím nhợt nhạt thì nên đưa tới bệnh viện cấp cứu sớm.