SỨC KHỎE » Chăm sóc sức khỏe

Được xem là 'nữ hoàng chống ung thư', vậy mà 90% chúng ta vẫn thường bỏ qua loại rau này

Thứ hai, 02/09/2019 14:15

Hôm nay chúng tôi muốn giới thiệu một loại thực phẩm chống ung thư, được gọi là 'nữ hoàng chống ung thư" hay còn gọi là "rau trường thọ" đó chính là rau khoai lang.

Giá trị dinh dưỡng của thân khoai lang

Khoai lang là món ăn khoái khẩu của nhiều người, đồng thời cũng là thực phẩm hữu ích cho sức khỏe. Thế nhưng, chúng ta vẫn thường có thói quen ăn lá mà không biết rằng, phần cẳng lá khoai lang còn có giá trị dinh dưỡng cao hơn cả lá như: Hàm lượng canxi, sắt, phốt pho, carotene, vitamin C, B1, B2, niacin và các nguyên tố vi lượng khác trong thân cây khoai lang được xếp đứng đầu trong các loại rau.

Tác dụng của thân khoai lang

- Chống ung thư: Thân cây khoai lang rất giàu các nguyên tố vi lượng, có khả năng chống ung thư và ngăn ngừa ung thư rất hiệu quả.

- Tăng cường độ đàn hồi mạch máu và bảo vệ đường tiêu hóa.

- Tốt cho đường ruột: Do các nguyên tố vi lượng có trong thân khoai lang rất giàu chất xơ và dinh dưỡng nên nó có tác dụng bảo vệ rất tốt cho ruột, đồng thời có thể ngăn ngừa và làm giảm táo bón.

- Chống lão hóa: Protein chất nhầy trong thân khoai lang có thể ngăn chặn sự lắng đọng các chất lipid trong máu trên thành mạch máu, có tác dụng ngăn ngừa xơ cứng động mạch, và cũng có thể chống lại sự teo và lão hóa của các cơ quan của con người, cải thiện khả năng miễn dịch của cơ thể.

- Tốt cho bệnh nhân tăng huyết áp: Thân cây khoai lang có tác dụng hạ huyết áp nhất định, vì vậy bệnh nhân tăng huyết áp có thế ăn rau khoai lang thường xuyên để ngăn không cho huyết áp tăng.

Một số tác dụng chữa bệnh từ lá rau khoai lang:

* Trị mụn: Lá khoai lang giúp hút mủ nhọt đã vỡ bằng cách dùng lá khoai lang non, đậu xanh, thêm chút muối và giã nhuyễn, bọc vào vải đắp vào vết mụn.

* Quáng gà: Lá khoai lang non xào gan gà hoặc gan lợn.

* Thiếu sữa: Lá khoai lang tươi non 250 g, thịt lợn 200 g thái chỉ. Xào chín mềm, thêm gia vị.

* Thận âm hư, đau lưng mỏi gối: Lá khoai lang tươi non 30 g, mai rùa 30 g, sắc kỹ lấy nước uống.

* Phụ nữ băng huyết: Rau lang tươi một nắm giã nát, lấy nước cốt uống.

* Nhuận tràng: Rau lang tươi luộc chín có tác dụng nhuận tràng. Rau lang có vị ngọt, mát, nhờ chứa nhiều chất xơ nên giúp nhuận tràng rất hay. Lá rau lang còn chứa chất nhựa tẩy khoảng 1,95% – 1,97% nên có tác dụng nhuận trường.

Rau lang xào

* Trị buồn nôn, ốm nghén: Trong rau lang chứa nhiều vitamin B6, có tác dụng giảm buồn nôn đối với phụ nữ mang thai trong thời kỳ đầu (thường bị ốm ghén), hoặc hay nôn ọe, ăn uống không ngon hoặc chán ăn.

* Tốt cho người mắc bệnh tiểu đường: Trong các bữa ăn của người bệnh tiểu đường, nên thường xuyên dùng món rau lang luộc. Lá rau lang có đặc tính giảm đường huyết. Nên dùng rau, không dùng củ vì củ chứa nhiều tinh bột.

Đọt rau lang đỏ có chứa một chất gần giống insulin, ở lá già không có chất này.Vì thế người bị bệnh tiểu đường có thể dùng đọt rau lá non cây khoai lang để ăn.

* Thanh nhiệt, giải độc: Trong những ngày trời nắng nóng, hoặc cơ thể đang bị nhiệt (nóng), nên dùng rau lang trong bữa ăn, vì rau lang có tính thanh nhiệt, làm mát.

Tuy nhiên cần lưu ý khi ăn rau khoai lang như không nên dùng khoai lang (củ và rau) lúc quá đói vì khi đó đường huyết đã thấp, lại làm hạ thêm gây mệt mỏi. Để nhuận tràng (chữa táo bón) thì dùng rau lang tươi luộc chín, không dùng rau lang còn sống vì sẽ có tác dụng ngược lại là gây táo bón.

Cũng không nên dùng rau lang quá nhiều mà nên dùng xen kẽ với những loại rau khác. Không ăn thường xuyên rau lang vì chứa nhiều calci có thể gây sỏi thận. Nên ăn kèm đạm động vật, thực vật để cân bằng thành phần dưỡng chất. Khi luộc rau lang để ăn và chữa bệnh, nên lấy nước thứ hai vì nước thứ nhất thường vị chát và hăng.

Vivian (TH - Sức khỏe đời sống/Tri thức xanh)
Tin mới