Gừng, đặc biệt là rễ gừng, là một siêu thực phẩm giúp chống viêm, chống oxi hóa và hỗ trợ tiêu hóa cực hiệu quả. Loại gia vị này luôn luôn được khuyến khích sử dụng trong các bữa ăn hàng ngày bởi nó giống như một vị thuốc tự nhiên giúp ngăn ngừa và điều trị hiệu quả nhiều loại bệnh nhờ một loại các loại chất dinh dưỡng và chất các hợp chất hữu cơ sinh học rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, gừng cũng có thể làm trầm trọng thêm một số loại bệnh trong cơ thể nếu người dùng không chú ý cẩn thận. Bởi vậy, bạn cần tuyệt đối tránh tiêu thụ gừng trong các trường hợp sau đây:
1. Người bị rối loạn máu
Rễ gừng là một chất chống đông máu, làm loãng máu, giúp thúc đẩy tuần hoàn. Bởi vậy, nếu bạn đang phải điều trị một số bệnh về máu như hemophilia (máu khó đông), gừng sẽ trở thành một loại độc dược khiến tình hình trở nên trầm trọng hơn, và một vết cắt nhỏ cũng có thể trở thành một vết thương chí mạng.
Do những ảnh hưởng nhất định của gừng đối với bệnh tim mạch, viêm khớp dạng thấp hay cholesterol cao, tốt nhất bạn không nên sử dụng gừng nếu không tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Bạn không nên sử dụng gừng nếu đang điều trị các bệnh liên quan đến máu
2. Người đang uống thuốc theo đơn
Bất cứ một loại dược phẩm nào cũng được tạo ra để giải quyết một hoặc một vài tình trạng cụ thể theo một cách thức nhất định trong cơ thể, đi kèm với đó là một danh sách những phản ứng phụ tiềm ẩn có thể xảy ra. Bởi gừng có nhiều tính chất như một vị thuốc thực thụ, nó có thể gây rối loạn khi kết hợp với các loại thuốc khác. Bởi vậy, để ngăn ngừa rủi ro và các phản ứng phụ có thể xảy ra trong cơ thể, bạn nên đọc kĩ hướng dẫn sử dụng thuốc và không nên dùng thêm các vị thuốc tự nhiên như gừng, tỏi…
Gừng là một chất làm loãng máu tự nhiên, giúp giảm huyết áp và điều chỉnh lượng đường trong máu, bởi vậy nếu được sử dụng với các loại thuốc có chức năng tương tự sẽ là quá liều và rất khó kiểm soát hậu quả. Do đó, người bệnh tuyệt đối không nên dùng gừng với các loại thuốc chống đông máu, thuốc chẹn beta, aspirin hoặc insulin.
3. Phụ nữ có thai
Trà rễ gừng đã được chứng minh là giúp làm giảm buồn nôn và ốm nghén trong 3 tháng đầu của thai kì. Tuy nhiên sau đó, các mẹ bầu nên hạn chế sử dụng gừng bởi nó có thể dẫn đến co thắt cổ tử cung, thậm chí nghiêm trọng hơn là sinh non hoặc xảy thai.
Dù vậy, gừng lại có thể trở nên hữu dụng khi bạn đã đến hoặc qua ngày dự sinh và sẵn sàng chào đón thiên thần bé nhỏ của mình.
Gừng rất không tốt cho phụ nữ có thai trong khoảng từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 9 của thai kì
4. Người thiếu cân
Gừng kích thích tiêu hóa, đó là lí do tại sao nó rất hữu hiệu trong việc điều trị các loại bệnh liên quan đến dạ dày và đường ruột. Nếu bạn đang thiếu cân, bạn cần phải làm chậm quá trình tiêu hóa và hấp thụ càng nhiều dưỡng chất từ thực phẩm càng tốt. Hàm lượng chất xơ cao trong rễ gừng khiến thức ăn di chuyển nhanh hơn trong hệ thống tiêu hóa, đồng thời các hợp chất khác có trong gừng cũng có thể thức đẩy trao đổi chất và hỗ trợ giảm cân.
Tuy nhiên, bạn cũng không cần phải quá lo lắng, bởi gừng hoàn toàn có thể được thay thế bởi các loại gia vị khác tùy theo nhu cầu sử dụng của mỗi người, chẳng hạn như nếu muốn tăng thêm hương vị của món ăn, thay vì dùng gừng, bạn có thể sử dụng ớt khô, ớt bột hoặc ớt tươi nguyên hạt, bất kể là ớt cay hay ớt ngọt tùy theo khẩu vị của bạn. Ớt chứa rất nhiều các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, chẳng hạn như sắt, vitamin A, vitamin B6 hay vitamin E… Đồng thời, trong ớt còn có một loại chất chất viêm với tên gọi capsaicin, rất tốt để điều trị các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa.
Ngoài ra, bạn cũng có thể thay thế gừng bằng bạch đấu khấu với hương vị thơm ngon, hàm lượng chất dinh dưỡng cao và nhiều lợi ích cho hệ tiêu hóa. Hay thảo quả cũng giúp trung hòa axit, hỗ trợ hệ tiêu hóa và tăng hương vị cho món ăn…