Biết độc những vẫn phải ngửi
Bác Hạnh Lan (Hồng Mai – Hai Bà Trưng) có tiền sử bệnh hen suyễn nên mỗi dịp đi lễ chùa, bác thường đi trước 1-2 ngày để tránh hít phải mùi hương. Nếu ngày nào hít phải nhiều khói hương là bác cảm thấy khó thở, nhiều lần cơn hen tái phát còn phải đi cấp cứu.
Trước đây, có thói quen ngày nào cũng thắp que nhang trên bàn thờ nên trong nhà anh Tiến Mạnh (ở Hàng Cót – Hoàn Kiếm) luôn trong tình trạng săc mùi khói nhang. Nhà có diện tích nhỏ nhưng tập trung tới 6 thành viên khiến cho cảm giác ngột ngạt càng tăng lên, nhất là khi đi ngủ.
Chính vì vậy mà mấy đứa trẻ nhà anh sau khi ngủ dậy thường có biểu hiện mệt mỏi, ho sặc sụa và mắc bệnh viêm đường hô hấp. Sau một thời gian đi khám và điều trị kéo dài, gia đình anh mới biết nguyên nhân là do hít phải quá nhiều khói nhang. Từ đó, gia đình anh mới bỏ qua thói quen thắp nhang hàng ngày.
Theo gia đình bác Lan có nghề sản xuất hương từ cổ truyền (huyện Ứng Hòa – Hà Nội) cho biết: Ngày xưa khói nhang không độc hoặc ít độc như hiện nay, vì nhang được làm từ gỗ hương liệu như trầm hương, bột quế và hoa ngâu, mùn cưa chọn lọc và có các hương vị của thuốc bắc… Khi đốt, nhang sẽ tỏa hương thơm không gây hại. Thế nhưng ngày nay các nguyên liệu khan hiếm và đắt đỏ, nhiều người sản xuất vì muốn kiếm lời cao nên đã sử dụng các hóa chất rẻ tiền để làm nhang, khiến cho chất lượng nhang kém đi.
Trong sản xuất các loại hương thắp nhang ngày này người ta sử dụng nhiều tạp chất tảm ướp tạo mùi cho nhang có mùi thơm hơn nhưng chất lượng lại khém đi và độc hại nên những người có bệnh đường hô hấp mà hít phải các loại nhang này sẽ rất độc hại.
Nguy hiểm từ khói nhang nhiều người không biết
Theo Bác sĩ Đặng Văn Nguyên, thuộc Trung tâm truyền thông giáo dục sức khỏe Hà Nội thì trong các khói nhang có thành phần tạo mùi thơm của nhang là những hợp chất benzen. Khi đốt cháy chất độc sẽ kích thích tác động liên kết bề mặt của đường hô hấp dẫn đến viêm đường hô hấp mãn tính.
Vì vậy, nếu chúng ta đốt quá nhiều nhang có nghĩa là loại khí CO2, SO2, Nox, formaldehyde sẽ tỏa ra xung quanh. Khi hít phải khói nhang có thể dẫn đến ho, chảy nước mắt, choáng vắng, nhức đầu, khó thở… Nếu hít nhiều thì nguy cơ mắc bệnh viêm phổi là rất lớn. Người tiếp xúc lâu với khói nhang có ngâm tẩm hóa chất này còn rất dễ tổn thương niêm mạc mắt, mờ mắt. Chính vì thế, việc thắp nhang trong gian chật hẹp bị khuyến cáo là không nên.
Điều đáng nói là vào những ngày Tết các gia đình thường thắp nhang 24/24h, cộng với việc đóng kín cửa hay trong không gian chập hẹp khiến cho khói nhang bị tụ lại một chỗ. Những người trong nhà nếu hít phải khói hương với nhiều độc chất sẽ sinh bệnh. Vì vậy, những người có tiền sử bệnh về đường hô hấp càng phải tránh hít, ngửi nhiều khói nhang.
Ngoài ra, những người già, trẻ nhỏ và đặc biệt những người có tiểu sử bệnh hô hấp, hen suyễn cần tránh những nơi có khói hương như đền chùa, miếu mạo vì các nơi đó có nhiều que nhang thường được đồng loạt thắp lên với số lượng người tập trung đông sẽ gây nên không khí ngột ngạt. Bên cạnh đó, chúng ta không nên cắm chân hương vào đồ ăn để cúng. Vì chân hương được tẩm hóa chất sẽ dẫn truyền vào thức ăn, dễ gây ngộ độc.
BS Nguyên cho biết thêm, người Việt Nam ai cũng muốn trên bàn thờ mình có những que nhang thắp lên tàn của nó sẽ uốn cong rất đẹp mắt và nhiều người cho rằng đấy có lộc. Tuy nhiên để có được tàn nhang uốn cong người sản xuất phải tẩm hóa chất phosphoric acid (H3PO4) để ngâm tăm nhang. Nén nhang cong, đẹp tùy theo nồng độ hóa chất và thời gian ngân tẩm. Vì thế, những que nhang càng cong đẹp thì mức độ nguy hiểm sức khỏe con người ngày càng gia tăng.
Chính vì thế khi thắp nhang, bạn phải luôn mở cửa thoáng để khói không bị tụ lại một chỗ. Không nên đốt nhang gần chỗ có người ngủ nghỉ. Tốt nhất là tìm mua nhang ở những cơ sở cửa hàng có uy tín. Nếu có dấu hiệu ho sặc, khó thở, cay mắt vì khói nhang bạn nên ra chỗ thoáng mát nghỉ ngơi…