SỨC KHỎE » Chăm sóc sức khỏe

Huyết áp thấp và huyết áp cao, cái nào nguy hiểm hơn? Sự khác biệt bạn cần nắm rõ

Thứ bảy, 03/12/2022 07:58

Có 2 vấn đề sức khỏe đang gây nhức nhối với cộng đồng đó là huyết áp cao và huyết áp thấp. Vậy huyết áp là gì? Thế nào được coi là huyết áp cao và huyết áp thấp? Sự khác biệt và bệnh nào nguy hiểm hơn?

Để phân biệt được sự khác nhau giữa huyết áp cao và huyết áp thấp thì các bạn cần biết huyết áp là gì?

Huyết áp là áp lực máu tác động lên thành mạch nhằm vận chuyển máu và các chất dinh dưỡng thiết yếu đến các bộ phận trong cơ thể, nuôi dưỡng tế bào. Áp lực mà máu tác động lên thành mạch sẽ giao động trong ngưỡng cho phép.

Khi chỉ số huyết áp vượt mức cho phép sẽ dẫn đến tình trạng bệnh lý huyết áp cao và ngược lại sẽ gây nên tình trạng huyết áp thấp (hay còn gọi là tụt huyết áp).

Đối với những người bình thường thì áp lực bơm máu từ tim lên các thành mạch sẽ dao động từ 90/60 mmHg đến 139/89 mmHg (milimet thủy ngân).

Hiện nay, cách nhận biết huyết áp cao hay thấp chuẩn xác nhất đó chính là nhờ vào máy đo huyết áp. Sau khi có chỉ số huyết áp được đo từ máy, các bạn đối chiếu với huyết áp tiêu chuẩn để xác định là huyết áp cao hay huyết áp thấp.

Huyết áp cao

Huyết áp cao là bệnh lý mãn tính khi đó áp lực dòng máu lên động mạch tăng cao làm tổn thương mạch máu.

Trên thực tế, huyết áp cao là kẻ giết người thầm lặng. Mọi người có thể bị huyết áp cao trong nhiều năm mà không có bất kỳ triệu chứng nào. Tuy nhiên, nếu không được chăm sóc đúng cách, điều này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng.

Mặc dù có thể dễ dàng phát hiện, một nghiên cứu gần đây về huyết áp cao cho thấy số lượng bệnh nhân mắc các bệnh này đã tăng gấp đôi trong ba thập kỷ qua. Hiện nay, ít nhất 1,2 tỷ người bị tăng huyết áp.

Huyết áp cao nguy hiểm như thế nào?

Huyết áp cao còn là một trong những yếu tố nguy cơ của đột quỵ, nhồi máu cơ tim, suy tim và phình động mạch, ngoài ra nó còn là nguyên nhân gây ra suy thận mãn và biến chứng ở mắt. Tăng áp lực máu động mạch sẽ dẫn tới giảm tuổi thọ trung bình.

Bên cạnh các vấn đề về tim, tăng huyết áp cũng có thể ảnh hưởng đến não của một người. Nó có thể dẫn đến chứng phình động mạch và nếu nó bị vỡ, nó có thể gây tử vong cho người đó.

Dòng chảy đến não bị suy yếu cũng có thể gây ra một loại chứng mất trí nhớ gọi là chứng mất trí nhớ do mạch máu. Nó ảnh hưởng đáng kể đến trí nhớ và lý luận của một người, trong số những thứ khác.

Huyết áp thấp

Huyết áp cao là bệnh lý khi áp lực dòng máu lên động mạch thấp khiến máu không đến đủ các cơ quan trong cơ thể.

Huyết áp thấp nguy hiểm như thế nào?

Nếu so sánh với huyết áp cao, huyết ấp thấp trước mắt không dẫn đến biến chứng như tai biến mạch máu não, nghẽn tắc cơ tim nên nhiều người chủ quan với căn bệnh này. Tuy nhiên, ít người biết được rằng huyết áp thấp cũng có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm không kém.

Khi người bệnh bị tụt huyết áp nhiều lần, hệ thống thần kinh bị suy giảm chức năng, cơ thể không tự kịp điều chỉnh để cung cấp đủ dinh dưỡng và oxy cho các cơ quan có chức năng sống còn như não, tim, thận gây ra các tổn thương cho các cơ quan này

Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh huyết áp thấp có thể dẫn đến tình trạng đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, suy thận… thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

Kết luận:

Cả hai loại huyết áp cao và huyết áp thấp đều gây nên những tổn thương nhất định cho cơ thể và hệ thống mạch máu li ti rải khắp cơ thể. Nếu như không phát hiện kịp thời thì có thể dẫn đến các bệnh lý cực kỳ nguy hiểm như đột quỵ, tai biến, nhồi mạch máu não cấp… dẫn đến tử vong. Do đó, các bạn cần biết cách nhận biết huyết áp cao hay thấp để có thể áp dụng khi cần thiết.

Dương Huyền (Theo Thuơng Hiệu và Pháp Luật)
Tin nổi bật
Tin cùng chuyên mục
Tin Video
Tin mới