SỨC KHỎE » Chăm sóc sức khỏe

Khô miệng đột ngột giữa đêm? Không hẳn là thiếu nước, nó có thể là 'tín hiệu' từ 6 căn bệnh này

Thứ bảy, 07/05/2022 22:31

Có không ít người cho rằng, dấu hiệu miệng khô và đắng khi thức dậy là điều bình thường nhưng thực tế nó là tín hiệu cảnh báo cơ thể đang có vấn đề.

Bệnh gan và túi mật

Gan có chức năng dự trữ máu, giải độc, hỗ trợ túi mật tiết ra dịch mật giúp tiêu hóa thức ăn. Khi chức năng gan suy giảm hoặc bị tổn thương, hoạt động túi mật cũng bị ảnh hưởng, từ đó dễ xảy ra hiện tượng trào ngược dịch mật.

Khi dịch mật chảy ngược vào thực quản, cổ họng, nó sẽ dẫn tới tình trạng bị khô miệng, miệng có vị đắng. Một khi tình trạng này diễn ra trong thời gian dài, các bệnh như xơ gan, viêm túi mật sẽ sớm hình thành.

Bệnh tiểu đường

Khi đường huyết tăng cao, triệu chứng rõ ràng nhất ở những bệnh nhân đái tháo đường chính là hay khát nước. Lúc này, một lượng lớn glucose tích tụ ở dịch ngoại bào làm ảnh hưởng tới áp suất thẩm thấu, khiến cơ thể rơi vào trạng thái thiếu nước.

Vì vậy, nếu bạn thường xuyên cảm thấy khô miệng lúc nửa đêm, cần phải uống nước bổ sung, hãy nên nghi ngờ đó là do lượng đường trong máu tăng cao, có dấu hiệu tiềm ẩn của bệnh tiểu đường.

Bệnh răng miệng

Nếu bạn bị viêm nha chu, viêm nướu, lợi, điều này khiến nhiều vi rút và vi khuẩn xuất hiện hơn trong miệng, bạn có thể bị khô miệng khi ngủ vào ban đêm.

Nếu miệng không được làm sạch kỹ lượng, vi khuẩn và vi rút có hại có thể sinh sôi và phát triển trong miệng lúc chúng ta ngủ, cuối cùng dẫn đến viêm và khát nước.

Bệnh dạ dày

Khi con người ăn uống thất thường, dạ dày dễ gặp các vấn đề về tiêu hóa, chẳng hạn như thường xuyên ăn đồ lạnh và đồ ăn kích thích, hoặc đồ ăn cay và nhiều dầu mỡ. Khi đó, niêm mạc dạ dày có thể bị tổn thương, quá trình bài tiết axit dịch vị trong cơ thể không bình thường, chức năng tiêu hóa bị rối loạn, người bệnh có thể thường xuyên cảm thấy khát nước về đêm.

Viêm mũi

Nếu bạn thường xuyên bị khô miệng khi ngủ, đó có thể là dấu hiệu đau đớn do viêm mũi.

Niêm mạc mũi của bệnh nhân bị viêm mũi sẽ có những tổn thương viêm nhiễm. Nếu họ không thể thở bình thường bằng mũi vào ban đêm, họ sẽ thở bằng miệng. Thở bằng miệng sẽ khiến mất nước quá nhiều từ miệng trong khi ngủ có thể dẫn đến khô miệng. Nếu là do viêm mũi thì bạn cần điều trị tích cực để cải thiện tình trạng viêm mũi.

Không uống đủ nước trong ngày

Bên cạnh một số chất điện giải, enzym và các phân tử kháng khuẩn thì nước bọt chủ yếu được tạo thành từ nước. Vì vậy, nếu bạn không uống đủ nước, cơ thể sẽ không có đủ điều kiện để sản xuất nước bọt và dẫn đến khô miệng.

Tuy nhiên, việc uống đủ nước không có nghĩa là bạn nên uống nhiều nước vào ban đêm trước khi đi ngủ. Bởi vì hành động đó có thể khiến bạn phải thức dậy vào nửa đêm để đi vệ sinh gây gián đoạn giấc ngủ. Cách tốt nhất là bạn cần duy trì bổ sung đủ nước xuyên suốt trong ngày nhằm đảm bảo cơ thể có đủ nước để sản xuất nước bọt.

Hạ Tú (Theo Thuơng Hiệu và Pháp Luật)
Tin nổi bật
Tin cùng chuyên mục
Tin Video
Tin mới