SỨC KHỎE » Chăm sóc sức khỏe

Lá trầu không - Thần dược cho sức khỏe

Thứ sáu, 20/11/2015 09:47

Lá trầu không từ xa xưa luôn được ông cha ta sử dụng như một loại thuốc quý. Ngoài công dụng dùng để ăn, lá trầu không còn có những tác dụng bất ngờ đối với sức khỏe.

Cải thiện hệ tiêu hóa

Nhai lá trầu không sẽ kích thích tiết rất nhiều nước bọt. Nó giúp hệ tiêu hóa làm việc tốt hơn, hỗ trợ quá trình chuyển hóa thức ăn diễn ra dễ dàng hơn. Các thực phẩm tự nhiên như gừng, quả sung, rau thì là... cũng cải thiện tiêu hóa rất tốt.

Lá trầu không giúp cải thiện hệ tiêu hóa

Chữa hôi miệng

Lá trầu không có chứa các hợp chất giúp tiêu diệt vi khuẩn gây hôi miệng. Không chỉ vậy, nó còn làm dịu cơn đau răng. Sau khi nhai, bạn nên đánh răng để tránh mùi nồng và lá trầu bám vào răng miệng. Ngoài ra, súc miệng bằng nước trầu không đun sôi hàng ngày sẽ giữ được vệ sinh răng miệng, hơi thở thơm mát. Một số loại thảo dược như đinh hương, cây thì là, thảo quả... cũng được biết đến để giải quyết nhiều vấn đề răng miệng.

Trị ho

Lá trầu không rất có tác dụng chữa ho khá nhanh vì nó chứa nhiều chất kháng sinh mạnh, không chỉ giúp làm tan đờm mà còn hạn chế tình trạng viêm nhiễm do các cơn ho dai dẳng gây ra. Vò nát lá trầu không, vắt lấy nước rồi trộn với mật ong để ngậm, cách này sẽ giúp giảm ho và loại bỏ đờm từ ngực.

Làm giảm đau đầu

Lá trầu không cũng được biết là có đặc tính giảm đau đầu. Rất đơn giản, lấy lá trầu không rửa sạch, giã nát rồi xoa vào thái dương hay đỉnh đầu. Phương pháp này sẽ giúp làm giảm đau và dịu cơn nhức đầu.

Hồi phục vết thương

Nhờ tính kháng sinh mạnh, lá trầu không có tác dụng giảm đau hiệu quả, kể cả ở vết thương hở hay sưng viêm bên trong. Với vết thương hở, giã nhỏ vài lá trầu không rồi đắp lên chỗ bị đau; còn với nội thương, bạn có thể nhai, nuốt nước, nhã bã đi. Ngoài ra, nước vắt từ lá trầu không rất hiệu quả trong sát trùng vết thương, giúp mau khô và nhanh lành.

Chữa táo bón

Lá trầu không có chứa rất nhiều chất chống oxy hóa, giúp đánh bại các gốc tự do trong cơ thể, khôi phục lại mức pH bình thường trong dạ dày, nhờ đó, đẩy lùi chứng táo bón. Bạn chỉ cần nhai nát vài lá trầu không rồi nuốt lấy nước và nhả bã khi bụng đang đói; hoặc băm nát lá trầu không cho vào nước đã đun sôi để nguội, để qua đêm, sau đó, uống vào ngày hôm sau khi bụng đói. Ngoài lá trầu không, hạt lanh, triphala, chanh... cũng được biết đến để chữa bệnh táo bón.

Huyền Nguyễn (Theo Giadinhvietnam.com)
Tin nổi bật
Tin cùng chuyên mục
Tin Video
Tin mới