SỨC KHỎE » Chăm sóc sức khỏe

Lo lắng về việc khám phụ khoa? Nắm chắc 6 lưu ý nhỏ này trước khi khám phụ khoa để chuẩn bị sẵn sàng

Thứ tư, 10/05/2023 10:59

Hầu hết nữ giới đều sẽ mắc phải bệnh phụ khoa ít nhất một lần trong đời. Tuy nhiên số đông trong đó chỉ đi khám phụ khoa khi không thể chịu được các triệu chứng của bệnh nữa. Kết quả của tình trạng này là nhiều người phải đối mặt với những hệ lụy xấu về sức khỏe sinh sản.

Chọn đúng thời điểm

Chị em phải chú ý thời điểm khi khám phụ khoa, không thể khám phụ khoa trong thời kỳ hành kinh (Ảnh minh họa)

Trong thời kỳ hành kinh cổ tử cung của phụ nữ sẽ mở rộng, trên nội mạc tử cung sẽ có vết thương, khi khám rất dễ đưa vi khuẩn vào bên trong tử cung. Thực hiện khám vào thời điểm này sẽ làm nặng thêm các bệnh về nội mạc tử cung, dẫn đến viêm nhiễm cơ quan sinh dục như ống dẫn trứng. Vì vậy, tốt nhất các bạn gái nên đi khám phụ khoa sau khi hết kinh từ 3 - 7 ngày.

Không rửa âm đạo bằng dung dịch tẩy rửa

(Ảnh minh họa)

Trước khi khám phụ khoa, chị em có thể rửa âm đạo bằng nước sạch, nhưng không được rửa âm đạo bằng các dung dịch tẩy rửa chuyên dụng. Khi rửa âm đạo bằng dung dịch tẩy rửa có thể cuốn trôi các tế bào tiềm ẩn trong âm đạo, sẽ ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm, dư lượng dung dịch sẽ lẫn vào dung dịch xét nghiệm, ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.

Tránh quan hệ tình dục

Trước khi khám phụ khoa, các cặp đôi cần tránh sinh hoạt tình dục. Sau khi giao hợp môi trường trong âm đạo sẽ bị ảnh hưởng, tinh dịch còn sót lại của nam giới và chất diệt tinh trùng trên bao cao su có thể lẫn vào dịch khám, ảnh hưởng đến kết quả khám và cản trở việc bác sĩ đưa ra những phán đoán chính xác.

Không ăn thức ăn dễ đầy bụng trước khi khám

(Ảnh minh họa)

Chị em trước khi khám nên cố gắng ăn nhẹ, không ăn một số thức ăn dễ đầy bụng tránh để khí trong đường tiêu hóa ảnh hưởng đến kết quả thăm khám, hình ảnh không rõ ràng, cản trở độ chính xác của siêu âm.

Giữ tinh thần thoải mái

(Ảnh minh họa)

Nhiều chị em cảm thấy hồi hộp, lo lắng trước khi khám phụ khoa, có chị em lo lắng khám sẽ ảnh hưởng đến âm đạo, tử cung. Tuy nhiên việc lo lắng, hồi hộp như vậy là không cần thiết, trước khi khám phải thả lỏng cơ thể, thậm chí có thể có những bài tập massage để làm giảm những cơn đau không cần thiết.

Nắm vững các phương pháp kiểm tra khác nhau

Trước khi khám lâm sàng, phụ nữ cần nắm vững các biện pháp phòng ngừa của các phương pháp khám khác nhau, điều này không chỉ tiết kiệm thời gian của bác sĩ lâm sàng mà còn giảm bớt căng thẳng và lo lắng.

(Ảnh minh họa)

Đặc biệt, bạn nên cung cấp những thông tin chính xác và chi tiết nhất có thể về tiền sử bệnh lý, các triệu chứng có liên quan và những loại thuốc đang sử dụng để các bác sĩ có thể đưa ra chẩn đoán chính xác và phương án điều trị phù hợp.

Khám phụ khoa rất quan trọng để chẩn đoán các bệnh lý ở nữ giới, nhiều bệnh lý ở nữ giới sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơ thể. Nếu bệnh có thể được chẩn đoán sớm thông qua các cuộc kiểm tra phụ khoa có liên quan, thì việc điều trị phải được tiến hành để cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân nữ trong tương lai mà không cản trở cuộc sống bình thường của phụ nữ.

Hạ Tú (Theo Thương Hiệu và Pháp Luật)